Mẹ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh

2 câu chuyện – 2 tình huống – 99% sản phụ đều muốn biết!

Các mẹ đang có bầu, sắp sinh hay đơn giản muốn tìm hiểu việc vượn cạn như thế nào để có thêm kinh nghiệm, cùng Milena nghe tâm sự từ hai người mẹ vừa vượt cạn chia sẻ câu chuyện của mình nhé! câu chuyện sản phụ đều muốn biết?

1. Câu chuyện sinh nở của chị Trang (sinh thường không dùng thuốc, sống tại Sài Gòn)

Chị Trang và anh Tiến đã cưới nhau hơn 1 năm và đều rất mong chờ đứa con đầu tiên. Họ muốn sinh thường hoàn toàn.

Dấu hiệu chuyển dạ (15 tiếng trước khi sinh). câu chuyện sản phụ đều muốn biết

Ba ngày trước ngày dự sinh, chị Trang bị vỡ ối khi trời rạng sáng. Anh Tiến gọi bác sĩ để thông báo nước ối vợ minh bị vỡ. Vợ chồng xin ở nhà thêm vài tiếng trước khi đến bệnh viện. Trong những giờ đầu sau khi nước ối vỡ, chị Trang bắt đầu có những cơn co thắt đều đặn.

Giai đoạn chuyển dạ ban đầu (12 tiếng trước khi sinh). câu chuyện sản phụ đều muốn biết

Chị Trang bắt đầu làm quen với các cơn co thắt.

“Tôi cảm thấy cơ thể mình bắt đầu căng gồng lên khi từ cơn con thắt đến, và tôi cảm giác đau toàn lưng. Từng cơn đau kéo dài khoảng 1 phút và giữa những cơn đau, tôi đi bộ, nói chuyện và cảm giác khỏe bình thường” chị Trang chia sẻ.

“Được ở nhà lâu nhất có thể đã giúp cho vợ tôi rất nhiều. Ở nhà mình vẫn có cảm giác thoải mái nhất, hơn nữa chúng tôi còn có những đồ dùng để giúp vợ tôi dễ chịu hơn” anh TIến chia sẻ.

Với sự giúp đỡ của chồng, chị Trang đã thử đứng ngồi những tư thế khác nhau. Chị đã cảm giác thoải mái nhất khi dựa úp mặt vào ghế sofa.

“Tôi đã cảm nhận được thời điểm cần đi bệnh viện khi cơn co thắt ngày càng gần và mạnh hơn. Khi tôi vào ô tô, tay tôi không thể rời tay khỏi đầu gối vì những cơn đau đến liên tục.”

Chuyển dạ chuẩn bị sinh (9 giờ trước khi sinh)

Mẹ căng thẳng trước giờ sinh
Mẹ căng thẳng trước giờ sinh

Có dấu hiệu chuyển dạ vào rạng sáng, anh Tiến và chị Trang đã đến bệnh viện vào giữa sáng. Cổ tử cung đã mở được 6 cm. Để giảm cơn đau phần lưng dưới, bác sĩ khuyên chị Trang thử các tư thế khác nhau nghiêng người về phía trước do bé đã quay mặt ra phía bụng (hình 2).

“Lúc chuẩn bị sinh, những cơ co thắt ngày càng đau dữ dội. Ngồi lăn trên quả banh to giúp thư giãn tôi rất nhiều và còn giúp lấy lại sức giữa các cơn đau” Chị Trang chia sẻ (hình 3).

Kỳ chuyển tiếp (4 tiếng trước khi sinh). câu chuyện sản phụ đều muốn biết

Giai đoạn chuyển tiếp là thách thức lớn nhất đối với các mẹ. Chị Trang cúi người gục mặt dựa lên quả banh và bắt đầu rên. Anh Tiến xoa bóp lưng vợ – một sự hỗ trợ rất hiệu quả để vượt qua giai đoạn này.

“Khi massage bạn nên ấn mạnh, thử những kiểu massage khác nhau và hỏi xem vợ thích gì. Có nhiều lúc vợ tôi cảm thấy khó chịu khi tôi massage ở trên mình thì tôi lại thử đổi massage ở chân và tay. Tôi đã thực hành việc massage cho vợ rất nhiều trong những tuần trước đó, vậy mà đến lúc vợ chuyển dạ tôi cũng quýnh quáng. Tôi không muốn vợ mình thấy mình cũng đang sợ mất bình tĩnh, nên tôi luôn ra vẻ mạnh mẽ và tự tin nhất có thể để làm chỗ dựa cho cô ấy” anh Tiến cười khi chia sẻ lời khuyên giúp vợ.

Kỳ thứ hai của giai đoạn chuyển dạ (2 giờ trước khi sinh)

Khi chị Trang sẵn sàng đẩy, chị đã thử một vài tư thể đẩy, ngồi xổm, nằm ngửa dựa ghế và cả nằm nghiêng. Sau một giờ đẩy, chị Trang cảm thấy kiệt sức và khó chịu vì thấy không hi vọng nữa.

“Tôi đã muốn bỏ cuộc, tôi không thể nào còn sức để gắng gượng. Bác sĩ ngiêng tôi qua một bên để tôi nghỉ thêm giữa những cơn co thắt” chị Trang chia sẻ. 

Cách giảm cơn đau khi sinh
Cách giảm cơn đau khi sinh

Cố gắng của chị Trang cuối cùng đã có kết quả khi các y tá hộ sinh đã thấy đầu bé nhú ra và thụt vào. Khi đầu bé nhú ra, chị Trang cảm thấy đau rát. Sau đấy chị lấy sức đẩy mạnh lần cuối để sinh ra bé. Ngay sau bé sinh ra và làm thủ tục vệ sinh, cô hộ sinh bồng quấn sơ bé và đưa lên ngực mẹ để bé được da tiếp da ngay giờ đầu tiên. (hình 4)

“Cảm giác thật là tuyệt vời lan tỏa cả người tôi khi nghe tiếng bé khóc, mọi lo âu căng thẳng tan biết hết” Anh Tiến chia sẻ.

“Cả quá trình chuyển dạ thực sự là việc khó nhất nhưng cũng la điều kỳ diệu nhất mà tôi đã làm được trong cuộc đời mình. Tôi đã biết mình có thể làm được. Tin vào cơ thể mình và làm theo bản năng, tôi nghĩ các mẹ cũng sẽ làm được. Đây thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời” Chị Trang chia sẻ.

2. Câu chuyện của chị Trúc (sinh mổ khẩn cấp có gây tê tủy sống, sống tại Boston – Mỹ)

Hai vợ chồng chị Trúc, anh Đại sau nhiều năm thử mang thai cũng không có bé vì chị Trúc bị PCOS – chứng đa năng buồng trứng gây kinh nguyệt không đều. Sau khi được bác sĩ cho dùng thuốc Clomid kích thích rụng trứng, chị Trúc đã mang thai.

“Từ sáng sớm vào tuần 39, tôi đã bị đau liên tục. Hai vợ chồng tôi đã chọn theo phương pháp sinh tự nhiên hoàn toàn…

Tuy nhiên mọi việc không diễn ra như mong muốn. Sau khi vào viện, 12 tiếng đau liên tục, tôi vẫn chỉ mở được 3 cm. Với sự giúp đỡ của chồng, qua các bài học hít thở để giữ sức, tôi vẫn bình tĩnh chịu đựng vượt qua những cơn đau. Nhưng rồi bỗng nhiên tim bé bị hạ một cách đột ngột và bất thường. Nên bác sĩ đã quyết định đưa tôi vào phòng mổ để phòng trường hợp diễn biến xấu, phải mổ ngay.

Khi tôi được đẩy vào phòng mổ, cơn đau giảm xuống nhiều, nhịp tim bé trở lại bình thường. Bác sĩ giải thích là bé quá nhạy cảm, không chịu nổi hai cơn đau thắt cùng một lúc. Nếu nhịp tim bé lại hạ thấp như vậy thì phương án mổ là tốt nhất và an toàn cho mẹ và con. Trong trường hợp phải mổ thì gây tê tủy sống trước sẽ tốt hơn, tránh tình trạng khi mổ khẩn cấp phải gây mê toàn thân thì không tốt. Tôi đã quyết định chọn phương án gây tê tủy sống.

Tôi về lại phòng chờ sinh. Nhưng lại một lần nữa, sau vài tiếng không còn cảm giác đau mất sức, nhịp tim bé lại đột ngột giảm xuống lần thứ hai, 50 nhịp/phút (thay vì 160 nhịp). Bác sĩ đã quyết định cho tôi mổ. Chồng tôi được vào cùng phòng mổ, nhờ bàn tay ấm và lời động viên không ngừng của chồng giúp tôi vững tin. Và có lẽ vì vậy nhịp tim bé lại trở lại bình thường và thoát khỏi nguy hiểm.

phục hồi sau ca sinh khó

Do chỉ gây mê ở vùng bụng nên mọi thao tác của đội ngũ bác sĩ, tôi đều cảm thấy được. Tuy tôi không đau để đẩy bé ra nhưng tôi vẫn cảm giác được khi bác sĩ đẩy tay đưa bé ra khỏi bụng. Một cảm giác vỡ òa khi được nghe tiếng khóc của con. Chỉ khoảng hơn một giờ được đẩy vào phòng mổ, bé đã được nằm gọn trên ngực tôi và chưa đầy một phút, bé đã ngậm ngay ti mẹ mút chùn chụt.”

Chị Trúc xúc động kể lại quá trình sinh nở với Milena.

——

Mỗi tình huống sinh nở mỗi nguy hiểm khác nhau. Nhưng bé nào cũng được da tiếp da với mẹ trong giờ đầu. Và mẹ đã nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ hơn 1 năm.

Sau 6 tháng (trường hợp chị Trang) và 3 tháng (trường hợp chị Trúc) phải đi làm lại. Hai chị đã tiếp tục duy trì sữa mẹ bằng cách hút sữa bằng máy hút sữa Medela. Chúc cả nhà chị Trang và chị Trúc luôn hạnh phúc bên cạnh các thiên thần nhỏ của mình!

Tiếp đây, Milena muốn gởi đến các mẹ danh sách những vật dụng thiết yếu để cả nhà vượt cạn thành công! Các mẹ nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết vào tuần 28. Mẹ hãy xếp gọn vào một túi xách để nơi dễ nhìn thấy và dễ lấy để thuận tiện cho ngày đi sinh. Các mẹ đừng chuẩn bị sữa công thức trước khi sinh nhé. Dù sinh mổ hay sinh thường hãy lắng nghe cơ thể mình, sữa từ từ sẽ về đủ cho bé.

Các mẹ hãy in danh sách để tránh thiếu sót vật dụng trong túi đồ đi sinh của mình nhé!

câu chuyện sản phụ đều muốn biết
                                    Câu chuyện sản phụ đều muốn biết

Danh sách đồ đi sinh cho cả nhà

Đồ cho mẹ bầu:

  • Giấy tờ tuỳ thân: Sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú), Chứng minh nhân dân, Sổ bảo hiểm y tế (nếu có): 2 bản copy
  • Sổ khám thai định kỳ
  • Đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn, cột/kẹp tóc, tất, dép
  • Đồ ăn lót dạ
  • Các đồ dụng làm đỡ đau lưng (quả banh tennis, túi gạo chườm nóng, tấm chườm nóng…)

Đồ dùng cho người chăm sóc mẹ:

  • Máy ảnh, điện thoại, sạc pin
  • Tiền mặt hoặc thẻ tín dụng
  • Đồ ăn lót dạ
  • Đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn

Đồ dùng cho mẹ sau khi sinh:

  • Quần áo xuất viện: 1 bộ
  • Tất: 3 đôi
  • Một gói băng vệ sinh (dạng bỉm lớn) cho mẹ sau sinh
  • Hai túi quần lót giấy size lớn lớn hơn size thường mặc
  • Hai áo ngực cho bú
  • Một gói miếng lót sữa
  • Bình xịt giảm đau âm đạo
  • Chườm lạnh ngực, kem bôi ti
  • Thuốc chống táo bón

Đồ cho bé

  • Bỉm sơ sinh
  • Áo quần cho bé: 5 bộ
  • Khăn quấn bé: 2 cái
  • Khăn sữa: 10 cái
  • Khăn xô tắm: 3 cái
  • Mũ: 4 cái
  • Bao chân tay: 4 đôi
  • Dũa/cắt móng tay dành cho bé nhỏ
Download file danh sách tại đây

Hút Thuốc Lá Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Như Thế Nào?

Bài Viết Tham khảo :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here