Mẹ ôm ấp làm con an tâm

25 Mẹo Phòng Chống Và Chữa Tắc Tia Sữa  và Căng Tức Sữa Hiệu Quả Nhất

 Một trong những điều tồi tệ nhất khi sử dụng hút sữa để cho con bú là đối mặt với tình trạng tắc tia sữa và căng tức sữa. Tôi đã phải chịu đựng sự đau đớn vì tắc tia sữa thường xuyên trong vài tháng đầu.Kể từ sau khi con gái tôi chào đời.

Lần đầu tiên bị tắc tia sữa, tôi đã rất tuyệt vọng. Vì không biết làm thế nào để giảm sự đau đớn do tắc tia sữa. Lúc đó, tôi đã làm mọi cách để giảm tắc tia sữa càng nhanh càng tốt vì tôi sợ bị áp xe vú.

Làm thế nào để phòng tránh tắc tia sữa sau sinh và cách giảm tắc tia sữa khi sử dụng máy hút sữa?

Để phòng tránh tắc tia sữa, hãy hút sữa cho đến khi hết sữa hoàn toàn. Đừng bỏ qua các cữ hút sữa và nhớ mặc quần áo rộng. Để giảm tắc tia sữa: có thể sử dụng biện pháp chườm ấm và mát xa ngực. Và hút sữa ra thường xuyên và ở các vị trí khác nhau trên ngực.

Cuối cùng tôi cũng đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ của việc tắc tia sữa và có thể phòng ngừa tắc tia sữa. Thực hiện theo các cách này, tôi đã trở thành một “chuyên gia” trong việc giảm tắc tia sữa sau sinh rất nhanh chóng. Dưới đây là 25 mẹo tốt nhất mà tôi đã khám phá ra để phòng chống tắc tia sữa sau sinh và giúp giảm hiện tượng tắc tia sữa sau sinh.

Dấu hiệu bị tắc tia sữa sau sinh?

dau-hieu-tac-tia-sua
Dấu hiệu của tắc tia căng tức sữa

Một vị trí tắc tia sữa là một cục u nhỏ ở trên ngực. Nó thường chỉ xảy ra ở một bên ngực. Khi hút sữa, bạn có thể nhận thấy lượng sữa hút được bị giảm ở bên ngực bị tắc.

Một số dấu hiệu khác của tắc tia sữa sau sinh bao gồm: 

– Sốt, đau nhức khi bị tắc tia sữa như bị cảm cúm.

– Tắc tia sữa nổi cục cứng. Có một cục cứng hoặc nhiều cục cứng khi bị tắc tia sữa.

– Sưng và đỏ khi bị tắc tia sữa.

– Khi sờ vào cảm thấy vùng vú này nóng hơn.

– Tắc tia sữa có mủ vàng.

Các biểu hiện của tắc tia sữa sẽ không tự biến mất và nó có thể dẫn đến áp xe vú nếu không được điều trị nhanh chóng. Áp xe vú là một tình trạng nghiêm trọng và bạn nên gặp ​​bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy nghi ngờ.

Xem chi tiết: Dấu hiệu tắc sữa theo 6 cấp bậc

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA TẮC TIA SỮA?

Mẹo số 1 – Đảm bảo rằng bạn hút hoàn toàn sữa ra khỏi ngực giúp phòng tránh căng tức sữa và tắc tia sữa sau sinh

Để chắc chắn rằng mình đã hút hết sạch sữa ra, hãy thử mát xa trong các cữ hút sữa. Cách này sẽ giúp đảm bảo rằng tất cả sữa đã được lấy ra trong mỗi cữ hút sữa. Một cách khác là vắt sữa bằng tay cũng sẽ giúp lấy sữa ra. Vắt sữa bằng tay sau khi hút sữa có thể giúp lấy ra đến giọt sữa cuối cùng. Việc mà hút sữa không thể làm được.

Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý là sữa mẹ sẽ được sản xuất ra liên tục. Nên dù mẹ có hút sữa bao lâu, mẹ vẫn hút được một lượng sữa nhỏ. Một cữ hút sữa tiêu chuẩn thường từ 15 – 20 phút. Với một máy hút sữa tốt, như các dòng của Medela. Mẹ chỉ cần hút sữa đúng cách trong khoảng thời gian này là đã đảm bảo hút hết sữa trong ngực mẹ ra rồi. 

Sau khi bị tắc tia sữa lặp đi lặp lại, tôi nhận ra rằng tôi đang sử dụng size phễu hút sữa quá lớn. Kích thước phễu hút sữa quá lớn đã chèn lên các tia sữa trong ngực tôi và ngăn cản lấy toàn bộ sữa trong ngực ra. Khi tôi chuyển sang dùng phễu hút sữa có kích thước nhỏ hơn. Tôi có thể hút sữa ra hết một cách dễ dàng hơn và tôi đã ít bị tắc tia sữa hơn.

Máy hút sữa nào hiệu quả

Một cách đơn giản và hiệu quả hơn là sử dụng cốc hứng sữa silicone thay cho máy hút sữa. Tận dụng “phản xạ xuống sữa” của mẹ khi đang cho con bú. Cố hút sữa silicon với lực hút chân không tự nhiên sẽ tự động hút sữa ở bên ngực còn lại. Khi đó sau khi cho con bú xong một bên ngực, mẹ có thể cho con bú hết sữa ở ngực còn lại dễ dàng hơn. Con bú được sữa cuối với nhiều chất béo hơn, đồng thời mẹ cũng giảm nguy cơ tắc tia sữa.

Không giống như máy hút sữa thông thường, mẹ cần phải hút sữa sau khi cho con bú khoảng 1 giờ để đạt hiệu quả tối đa. Sẽ khiến mẹ rất mệt mỏi, không có thời gian để nghỉ ngơi. Khi sử dụng cốc hứng sữa silicone, mẹ vừa cho con bú, vừa hút sữa. Giúp mẹ tiết kiệm tối đa thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau sinh. Đói với mẹ sau sinh, mỗi phút nghỉ ngơi là vô cùng quý giá.

Xem video chia sẻ của bác sĩ sữa mẹ Anh Thy về cách để tránh căng tức sữa, tắc tia sữa đơn giản nhờ cốc hứng sữa silicone.

Mẹo số 2 – Cho con bú mẹ đúng cách và có khớp ngậm đúng giúp phòng tránh căng tức sữa và tắc tia sữa sau sinh

Con bú mẹ trực tiếp là máy hút sữa tốt nhất để mẹ có thể lấy sữa ra khỏi ngực. Việc bú sữa hiệu quả hay không tùy thuộc vào tư thế bú đúng và khớp ngậm đúng. Đây là 2 việc mấu chốt, đảm bảo con có thể bú được sữa mẹ. Chỉ khi con bú tốt, sữa mẹ mới được lấy ra ngoài hết. Khi đó tuyến sữa của mẹ sẽ được thông thoáng, phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa và căng tức sữa sau sinh.

tắc tia sữa và căng tức sữa
Cho bé ngậm đúng khớp giúp phòng căng tức sữa, tắc tia sữa

Khớp ngậm đúng là miệng bé phải ngậm sâu vào tận bên trong quầng vú của mẹ. Khớp ngậm nông là khi miệng bé chỉ ngậm vào phần núm vú. Khi đó các tia sữa sẽ bị tắc nghẽn, sữa mẹ sẽ không thể chảy ra thông suốt. Hơn nữa khớp ngậm không đúng có thể làm cho núm vú mẹ bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng nứt cổ gà, nứt đầu ti. Sẽ càng làm cho việc tắc tia sữa và căng tức sữa trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹo số 3 – Tránh bỏ các cữ hút sữa hoặc cai sữa quá nhanh

Nếu em bé đột nhiên bắt đầu ngủ xuyên đêm, hãy tiếp tục hút sữa như lịch hút bình thường. Hãy từ từ giãn các cữ hút sữa và cho con bú. Điều quan trọng là kéo dài khoảng cách giữa các cữ hút sữa và cho con bú. Nó sẽ cho phép cơ thể mẹ có thể dần dần làm chậm quá trình sản xuất sữa vào ban đêm.

Vào ban đêm, nếu các con không bú, các mẹ thường có xu hướng muốn bỏ cữ hút sữa do việc hút sữa khá mất thời gian. Nhiều mẹ đã chọn cách sử dụng máy hút sữa silicon để hút sữa ra. Ưu điểm của máy hút sữa silicon là mẹ hoàn toàn rảnh tay khi sử dụng. Chỉ cần gắn cốc vào ngực là cốc sẽ dính chặt vào ngực mẹ. Lực hút chân không sẽ tự động hút sữa ra mà mẹ không cần phải làm bất cứ điều gì.

Khi đó mẹ có thể tranh thủ vừa hút sữa bằng cốc, vừa có thể chợp mắt cho đỡ mệt. Cốc hút sữa silicon NatureBond còn có thể sử dụng ở cả tư thế nằm. Tuy nhiên lượng sữa sẽ không nhiều bằng khi dùng ở tư thế ngồi.

Mẹo số 4 – Tránh các nguyên nhân có thể tạo thêm áp lực lên ngực trong giai đoạn đang cho con bú giúp phòng tránh tắc tia sữa và căng tức sữa sau sinh.

Mẹ có thể bị tắc tia sữa, căng tức sữa nếu sử dụng áo ngực hoặc áo ngoài quá chật. Áo ngực có dây đỡ có thể đè lên các tia sữa và gây tắc tia sữa. Hãy mặc áo ngực rộng, tốt nhất là loại chuyên của mẹ cho con bú. Nó sẽ giúp ngăn chặn áp lực làm cho ngực bị chèn ép.

Việc sử dụng một loại áo ngực tốt đồng thời cũng sẽ giúp đỡ ngực mẹ hiệu quả. Giảm hiện tượng ngực chảy xệ sau sinh, vốn là điều mà không mẹ nào mong muốn.

Vậy nên mặc áo ngực cho con bú không?
tắc tia sữa và căng tức sữa
Có nên mặc áo ngực cho bé bú?

Nhiều mẹ chọn cách không sử dụng áo ngực trong giai đoạn cho con bú. Cách này có thể sẽ giúp ngực thông thoáng hơn. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy xệ ngực sau sinh do bầu ngực căng sữa không được nâng đỡ. Do đó giải pháp tốt nhất là mẹ nên mặc các loại áo cho con bú loại tốt, không quá chật.

Tuy nhiên mẹ cũng không nên sử dụng áo ngực quá lâu giữa các lần cho con bú.

Một nguyên nhân khác gây áp lực lên ngực đó là nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên ngủ suốt đêm. Để phòng tránh bị tắc tia sữa và căng tức sữa, hãy nằm ngửa khi ngủ ban đêm hoặc nằm nghiêng nhưng phải đổi bên khi ngủ, nó sẽ ít tạo áp lực hơn lên ngực.

Mẹo số 5 – Thử sử dụng size phễu hút sữa khác nhau để giúp giảm tắc tia sữa và căng tức sữa sau sinh.

tắc tia sữa và căng tức sữa
Thử nhiều loại phễu máy hút sữa, chọn size phù hợp giúp phòng tắc tia sữa

Thử một vài size phễu hút sữa khác nhau là cách cuối cùng đã giúp tôi giảm tắc tia sữa và căng tức sữa. Tôi nhận ra rằng kích thước phễu hút sữa tôi đang sử dụng quá lớn, chính vì vậy mà quầng vú của tôi bị kéo quá nhiều vào bên trong phễu và nó đã gây áp lực lên các tia sữa bên trong ngực. Khi hút sữa các tia sữa trong ngực sẽ bị hẹp lại và sữa sẽ không thể chảy ra một cách hiệu quả. Khi tôi chuyển sang dùng phễu hút sữa có kích thước nhỏ hơn, tôi đã không còn bị tắc tia sữa mỗi tuần như trước đó. Hãy thử dùng phễu hút sữa size nhỏ hơn hoặc lớn hơn để tìm cho mình một loại phễu hút sữa phù hợp nhất.

Tham khảo thêm bài viết: Cách chọn size phễu hút sữa “vừa khít”.

Mẹo số 6 – Uống thuốc chống và chữa tắc tia sữa Now Lecithin Sunflower hàng ngày để ngăn ngừa tắc tia sữa

Lecithin được chiết xuất từ hoa hướng dương có tác dụng ngăn ngừa tắc tia sữa bằng cách làm cho sữa ít dính hơn. Khi dùng Lecithin này thường xuyên, sữa có thể chảy dễ dàng hơn.

tắc tia sữa và căng tức sữa
Lecithin chiết xuất từ hoa hướng dương đã là cứu tinh cho mẹ

Hai cách quan trọng nhất đã giúp tôi có thể phòng ngừa bị tắc tia sữa lặp đi lặp lại là thay đổi kích thước kích thước phễu hút sữa và uống bổ sung lecithin hoa hướng dương hàng ngày.

Thuốc chống tắc tia sữa Now Foods Sunflower Lecithin được các mẹ cho con bú đánh giá rất cao trên Amazon. Có gần 1000 lượt revview cho sản phẩm này với những đánh giá rất tích cực, với điểm trung bình khoảng 4.5 / 5 điểm. Một con số rất cao cho thấy những tác dụng rất tích cực của thuốc cho các mẹ phòng ngừa và hỗ trợ chữa tắc tia sữa sau sinh.

Tham khảo thêm về: thuốc phòng chống và hỗ trợ điều trị Lecithin Now của Hoa Kỳ

Làm thế nào để điều trị tắc tia sữa?

Một ống dẫn sữa bị tắc sẽ thuyên giảm sau khi vị trí tắc được thông thoáng. Vị trí tắc sẽ biến mất và bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức và cảm thấy sự “xuống sữa” mạnh mẽ khi sữa “mắc kẹt” bên trong bắt đầu chảy ra. Bất cứ khi nào tôi hút sữa sau khi bị tắc tia sữa, tôi thường sẽ hút được gấp 2 hoặc 3 lần lượng sữa bình thường ở bên ngực bị tắc. 

KHƠI THÔNG DÒNG SỮA

Các mẹo bên trên đều giúp để điều trị tắc tia sữa bằng cách giúp dòng sữa được chảy thông suốt. Một ống dẫn sữa bị tắc là một nơi sữa đang bị ứ bên trong. Vì vậy một khi sữa chảy, vị trí bị tắc sữa cũng có thể được giảm bớt. Đôi khi làm theo các bước này có thể rất hữu ích để giảm tắc tia sữa khi bạn hút sữa những lần tiếp theo.

Mẹo số 7 – Tắm nước ấm giúp giảm, điều trị căng tức sữa và tắc tia sữa sau sinh.

Tắm nước ấm để giúp sữa lưu thông qua vị trí tắc tia sữa và căng tức sữa. Đứng dưới vòi hoa sen và sau đó để cho nước ấm xả trực tiếp vào vị trí bị tắc tia sữa căng tức sữa trên ngực. Bạn cũng có thể thử mát xa tia sữa bị tắc trong khi tắm. Nước ấm có thể làm giảm đau, làm mềm mô ngực và có thể giúp bạn dễ dàng loại bỏ các vị trí tắc tia sữa và căng tức sữa.

Một cách khác là bạn có thể ngâm mình trong nước ấm, có pha muối empson. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn giảm tắc tia sữa và căng tức sữa rất hiệu quả. Bạn nhớ luôn đảm bảo nước muối ngập lên phần ngực đang bị tắc.

Mẹo số 8 – Chườm ấm giúp giảm tắc tia sữa và căng tức sữa sau sinh.

Nhiệt độ từ việc chườm ấm sẽ giúp sữa chảy trở lại. Chườm ấm tại vị trí bị tắc tia sữa, căng tức sữa và các vùng xung quanh. Khi tôi bị tắc tia sữa, căng tức sữa tôi sẽ chườm ấm trong 5 hoặc 10 phút cho đến khi đồ chườm bắt đầu nguội. Sau đó, tôi sẽ bắt đầu mát xa và hút sữa ra.

Mẹo này rất hữu dụng bởi vì sữa mẹ có chứa rất nhiều chất béo. Bạn có thể tưởng tượng sữa bị tắc bên trong giống như là một loại bơ dính. Chất béo trong sữa, như bơ, sẽ chảy tốt hơn nếu bạn sử dụng nhiệt để làm tan chảy chất béo, từ đó giúp sữa lưu thông dễ dàng hơn giúp giảm tắc tia sữa và căng tức sữa một cách hiệu quả.

Mẹo số 9 – Thoa dầu dừa và dầu oải hương lên vị trí tắc tia sữa, căng tức sữa và tự mát xa.

Mát xa là rất quan trọng để giúp làm giảm tắc tia sữa, căng tức sữa. Thoa dầu dừa và dầu oải hương lên vị trí bị tắc tia sữa, căng tức sữa và khu vực xung quanh. Bắt đầu bằng cách sử dụng tay, xoa bóp trên đỉnh của vị trí bị tắc và di chuyển dần về phía núm vú. Điều này có thể làm mẹ bị đau vì vị trí bị tắc tia sữa và căng tức sữa có thể rất mềm. Tuy nhiên nếu mẹ thực hiện nó sẽ giúp mẹ giảm tắc tia sữa, căng tức sữa hiệu quả.

Mẹo số 10 – Sử dụng Máy Rung để mát xa Ống dẫn sữa bị tắc giúp làm giảm tắc tia sữa và căng tức sau sau sinh.

Việc massage bằng tay để giảm tắc tia sữa, căng tức sữa cũng không phải là một việc đơn giản. Bản thân tôi áp dụng biện pháp này không thành thạo lắm. Tôi bắt đầu thử sử dụng máy mát xa điện, thật bất ngờ khi sữa đã chảy nhanh trở lại.

Hãy xem trong nhà có thứ gì đó có thể rung được không. Hãy thử sử dụng nó trên khu vực bị tắc tia sữa, căng tức sữa và xoa bóp từ vị trí bị tắc về phía núm vú theo cách như khi mát xa bằng tay.

Một số mẹ sử dụng bàn chải đánh răng chạy bằng điện để chữa tắc tia sữa, căng tức sữa rất hiệu quả. Tôi đã thử bàn chải đánh răng và nó không đủ mạnh cho tôi. Nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng điện nhưng không hiệu quả, thì bạn có thể thử một máy mát xa chuyên cho con bú. Tôi đã sử dụng loại này rất thường xuyên. Nó giúp việc hút sữa được nhanh hơn và giúp giảm hiện tượng tắc tia sữa, căng tức sữa. Đây là loại máy mát xa chuyên dụng khi cho con bú mà tôi đã sử dụng.

Mẹo số 11 – Dùng Lecithin chiết xuất từ hoa hướng dương để giảm tắc tia sữa và căng tức sữa.

Ngoài việc ngăn ngừa tắc tia sữa, lecithin chiết xuất từ hoa hướng dương còn có tác dụng làm giảm các tia sữa đang bị tắc và vùng căng tức. Lecithin giúp sữa ít dính hơn và giảm việc tắc tia sữa.

Sau khi tôi dùng một vài liều lecithin hướng dương, tôi có thể sử dụng máy hút sữa rất hiệu quả. Lecithin là một dạng của choline và có nguồn gốc từ hạt hướng dương. Để giảm tắc tia sữa và căng tức sữa, tôi uống 1 viên thuốc mỗi bữa cho đến khi hết bị tắc.

Tham khảo thêm về: thuốc phòng chống và hỗ trợ điều trị Lecithin Now của Hoa Kỳ

Mẹo số 12 – Uống nhiều nước để giảm tắc tia sữa và căng tức sữa sau sinh.

Ngay khi có các dấu hiệu bị tắc tia sữa và căng tức sữa, hãy chắc chắn rằng bạn đang uống đủ lượng nước cần thiết. Giữ nước giúp cơ thể có thể sản xuất sữa và có thể giúp ngăn ngừa tắc tia sữa. Tôi nhận thấy rằng tôi luôn cảm thấy tốt hơn một chút khi tôi uống đủ nước.

Lấy sữa ra

Những mẹo tiếp theo bao gồm một số phương pháp khác để giúp loại bỏ tắc tia sữa và phần sữa bị kẹt phía sau khu vực bị tắc. Bất cứ khi nào tôi bị tắc một tia sữa, tôi đã hút sữa thường xuyên hơn nhiều so với lịch bình thường của mình để giúp giảm tắc tia sữa nhanh hơn.

Mẹo số 13 – Thử các vị trí khác nhau khi cho con bú hoặc dùng máy hút sữa

Một mẹo đã giúp rất nhiều mẹ sau sinh là sử dụng trọng lực để giúp loại bỏ tắc tia sữa. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng một số mẹ sau sinh đã sử dụng biện pháp này rất hiệu quả. Điều này có nghĩa là để có được tất cả bốn chân và cho em bé nằm ngửa với mặt đất. Cằm bé và tia sữa bị tắc của bạn cầm chạm vào nhau.

Nếu bạn đang hút sữa, bạn có thể làm điều tương tự. Hãy chắc chắn rằng núm ti của bạn đang hướng xuống sàn để trọng lực có thể giúp làm giảm việc tắc tia sữa. Di chuyển phễu hút sữa xung quanh ngực theo các hướng khác nhau để đảm bảo có thể loại bỏ sữa khỏi tất cả các tia sữa bên trong ngực.

Mẹo số 14 – Cho con bú và dùng máy hút sữa thường xuyên

Đôi khi chỉ bằng cách cho con bú hoặc dùng máy hút sữa thường xuyên hơn bình thường. Bạn đã có thể tự mình làm giảm việc tắc tia sữa. Lịch hút sữa bình thường của tôi là mỗi ba giờ, nhưng khi bị tắc tia sữa. Tôi sẽ hút sữa mỗi một hoặc hai giờ để giúp giảm tắc tia sữa sau sinh.

Khi tôi sinh con được bốn tháng, tôi thường ngủ dài hơn vào ban đêm, khoảng 6-8 giờ mỗi đêm. Nếu tôi bị tắc tia sữa, tôi sẽ đặt đồng hồ báo thức. Và hút sữa vào giữa đêm để giúp tôi giảm bớt căng tức, tắc tia sữa. Vào ban đêm, để có thể không bị gián đoạn giấc ngủ quá nhiều, nhiều mẹ đã sử dụng cốc hứng sữa silicon NatureBond. Loại máy hút sữa silicon này đơn giản, dễ sử dụng nên mẹ có thể tranh thủ vừa nằm, vừa hút và chợp mắt.

Mẹo số 15 – Kiểm tra các mụn sữa (lỗ chân lông bị tắc) trên núm vú

Một mụn sữa là một lỗ chân lông bị tắc. Nó sẽ trông giống như một đốm có màu trắng hoặc vàng. Hãy làm sạch các đốm trắng trên núm vú. Hãy thử ngâm núm vú trong nước ấm và lau cẩn thận bằng khăn sạch để loại bỏ sữa và sữa khô đang còn dính trên núm vú. Đôi khi, việc làm sạch các mụn sữa sẽ là tất cả những gì cần thiết để giúp sữa có thể chảy trở lại. Và giúp giảm tắc tia sữa, căng tức sữa.

Mẹo số 16 – Nhờ sự giúp đỡ của người khác để giảm tắc tia sữa và căng tức sữa

Một trong những người bạn của mẹ tôi đã chỉ cho tôi cách này. Bà ấy nói rằng bà đã nhờ chồng mình hỗ trợ bằng cách mút sữa ra khi bà không thể tự khắc phục bằng cách mát xa. Và thử tất cả các phương pháp khác. Tôi hiểu sự tuyệt vọng của các mẹ sau sinh khi bị tắc tia sữa, căng tức sữa. Khi bị tắc tia sữa, căng tức sữa, mẹ sẵn sàng thử bất cứ điều gì để giảm tắc tia sữa. Hãy nhờ chồng mình giúp đỡ nhé.

GIẢM VIÊM ĐỂ GIẢM TẮC TIA SỮA

Tắc tia sữa có thể dẫn đến đau, viêm và căng vú. Các mẹo sau có thể giúp giúp giảm viêm và căng cứng. Nếu ngực quá căng sữa, có thể khó để có thể gắn phễu hút sữa khi sử dụng máy hút sữa hoặc việc cho em bé bú cũng rất khó khăn. Những mẹo này rất có thể sẽ cần được kết hợp các mẹo phía trên để giảm tắc tia sữa.

Mẹo số 17 – Nới lỏng áo ngực. Đừng mặc áo ngực có dây hoặc áo quá chật.

Mặc quần áo rộng và áo ngực rộng. Quần áo quá chật có thể làm cho tình trạng viêm và căng cứng trở nên tồi tệ hơn.

Mẹo số 18 – Sử dụng lát khoai tây mỏng hoặc khoai tây nghiền để giảm tắc tia sữa

tắc tia sữa và căng tức sữa
Sử dụng khoai tây giảm căng tức ngực, tắc tia sữa

Khoai tây có đặc tính có thể giúp làm mát mọi thứ rất hữu hiệu. Nó cũng có thể giúp giảm viêm.

Để sử dụng khoai tây để giảm viêm do tắc tia sữa, hãy cắt lát khoai tây thật mỏng. Bạn cũng có thể thử nghiền khoai tây bằng máy nghiền để phát huy công dụng hơn. Đặt các lát khoai tây xung quanh khu vực mềm trên ngực và sau đó mặc một chiếc áo ngực rộng để giúp giữ khoai tây áp lên ngực mẹ. Để trong một giờ và đổi lát khoai tây mới khi cần thiết.

Mẹo số 19 – Uống một cốc nước ép dứa sống để giảm bớt tắc tia sữa

Trong nước ép dứa sống có chứa một thành phần là Bromelain, giúp giảm sưng và viêm. Tốt nhất là uống nước ép dứa tươi nhất có thể để đảm bảo nó chứa lượng enzyme Bromelain này lớn nhất.

tắc tia sữa và căng tức sữa
Nước dứa ép sống giúp mẹ giảm căng tức ngực

Mẹo số 20 – Sử dụng lá hoa cúc để giảm viêm

Lá hoa cúc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc thảo dược để giảm viêm. Lấy hai hoặc ba túi trà hoa cúc và ngâm trong 15 phút.

tắc tia sữa và căng tức sữa
Sử dụng hoa cúc như một cách giảm viêm sưng đau, hỗ trợ giảm tắc tia sữa

Để túi trà nguội một chút, phải cẩn thận đảm bảo trà đủ nguội để không làm bỏng da bạn. Khi các túi trà vẫn còn ấm, chườm lên ngực và để túi trà trên ngực cho đến khi nó nguội hẳn. Thực hiện quá trình này nhiều lần trong ngày để giảm viêm và sưng.

Nếu không có trà hoa cúc, bạn cũng có thể thử cách này với túi trà đen trơn. Tuy nhiên, trà hoa cúc có nhiều đặc tính chống viêm để giảm sưng hơn so với các trà khác.

Mẹo số 21 – Sử dụng muối Epsom để giảm căng tức sữa, tắc tia sữa

Chuẩn bị một bồn tắm với nước ấm và hòa tan muối Epsom vào bồn tắm. Ngâm mình trong bồn tắm ít nhất 15-20 phút. Hãy chắc chắn rằng phần ngực bị tắc tia sữa, căng tức sữa ngập trong nước bên trong bồn tắm. Nó sẽ giúp bạn muối Epsom phát huy tác dụng nhiều nhất. Bạn cũng có thể kết hợp mẹo này với mát xa để giúp giảm căng tức nhanh hơn.

Một cách khác mà tôi được nghe từ một người bạn của mình là hòa tan muối Epsom trong nước ấm trong cốc hút sữa Silicon NatureBond. Sau đó, gắn cốc hút sữa NatureBond vào ngực và ngâm trong 10 – 20 phút để giảm bớt tắc tia sữa.

tắc tia sữa và căng tức sữa
Sử dụng muối giúp mẹ dễ chịu hơn khi bị tắc tia sữa

Mẹo số 22 – Dùng Ibuprofen để giảm sưng

tắc tia sữa và căng tức sữa

Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm. Nó có thể giúp giảm đau và sưng do tắc tia sữa. Một khi cơn đau giảm đi, sức chịu đựng bạn sẽ tốt hơn và khi đó bạn có thể mát xa mạnh hơn để có thể giảm tắc tia sữa và cũng như hút sữa thường xuyên hơn để lấy ra phần bị tắc trong ống dẫn sữa.

Mẹo số 23 – Chườm lá bắp cải ấm hoặc lạnh lên ngực

tắc tia sữa và căng tức sữa
Sử dụng lá bắp cải để giảm căng tức sữa, tắc tia sữa

Lá bắp cải có thể được sử dụng như một cách chườm ấm bằng cách cho chúng vào lò vi sóng trong vài giây. Hãy cẩn thận để lá bắp cải không quá nóng trước khi đặt chúng vào da trên ngực bên trong áo ngực của bạn.

Nếu bạn cảm thấy việc chườm lạnh giúp bạn dễ chịu hơn, hãy lấy lá bắp cải từ tủ lạnh. Đặt chúng lên trên vùng da trên ngực bên trong áo ngực của bạn. Thay lá bắp cải mỗi giờ.

Hãy cẩn thận nếu bạn sử dụng lá bắp cải vì lá bắp cải thường được sử dụng như một cách để giảm sự sản xuất sữa tự nhiên. Do đó nó có thể làm giảm lượng sữa mẹ.

HỖ TRỢ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH VÀ NGĂN NGỪ NHIỄM TRÙNG

Các mẹo cuối cùng là hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Với một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, cơ thể bạn có thể giúp chống lại nhiễm trùng.

Mẹo số 24 – Sử dụng Phytolacca để điều trị tắc tia sữa

Phytolacca là một loại thuốc vi lượng đồng căn kích thích hệ thống bạch huyết. Nó có thể được sử dụng để giúp chống viêm hoặc nhiễm trùng.

Ăn tỏi sống

Ăn một tép tỏi sống giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ăn một tép tỏi sống cứ sau hai giờ sẽ giúp hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Tiếp tục ăn tỏi trong ít nhất 24 giờ.

tắc tia sữa và căng tức sữa
Trong tỏi có nhiều dưỡng chất có lợi cho mẹ và bé

Mẹo số 25 – Uống Probiotic

Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng Probiotic có thể làm giảm sự tái phát của áp xe vú. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hai chủng vi khuẩn sinh học Probiotic là L. fermentum hoặc L. salivarius hoạt động tốt nhất. 

Kết luận

Tắc tia sữa sẽ làm mẹ rất đau đớn khi sử dụng máy hút sữa. Hầu hết các mẹ sau sinh sẽ cần kết hợp các mẹo phía trên để ngăn ngừa và giảm tắc tia sữa. Bản thân tôi thấy rằng một vài trong số những lời khuyên này Như uống lecithin chiết xuất từ hoa hướng dương và mát xa đã giúp tôi rất nhiều. Việc hút sữa thường xuyên sẽ giúp giảm hiện tượng căng tức sữa. Sử dụng cốc hứng sữa NatureBond thường xuyên sẽ là một giải pháp mà mẹ không muốn bỏ qua.

0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here