La mắng con cái - Milena - 2

5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Câu hỏi mình vẫn hay đặt ra vì sao mình LA MẮNG các con nhiều hơn nhưng hai bé vẫn nghe lời ba nhiều hơn mẹ. Bạn cần phải dữ hơn để ít nhất có một đứa trong nhà SỢ ư? Giang đã tham gia một khóa học “dạy con không cần LA MẮNG và hôm nay Giang muốn chia sẻ với mọi người. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Bài viết này Giang viết để chia sẻ với ba mẹ có con nhỏ và cũng viết cho chính mình, để mình luôn nhớ mà làm theo sau khi đã được học 1 buổi.

Nếu bạn tức đến mức nước vỡ bờ khi con bạn không nghe lời, đó là điều bình thường. Ba mẹ nào cũng từng ít nhất vài lần trải qua các tình huống tương tự nhau. Ở đây, mình không bàn vì sao bé không nghe lời, vì sao bé cãi ba mẹ hay ‘phạt’ bé như thế nào để bé không làm vậy nữa… Mình muốn chia sẻ cách làm thế nào để kiềm chế sự tức giận tưởng không kiềm nỗi mỗi khi bạn chỉ muốn hét lên thật to.

Cách đây một thời gian, mình cứ phải hét lên khi hối thúc hai đứa nhà mình. Mình có thể hét từ việc nhỏ như yêu cầu bé dọn đồ chơi, hay không được nghịch và chơi trên bàn hay phải thay đồ nhanh để đi học vì đã quá trễ giờ … sau khi mình đã CỐ GẮNG nhắc nhở nhẹ nhàng ba lần bảy lượt.

Dù mình đã hét vì muốn con làm theo, nhưng trong thân tâm mình nhận thức rõ ràng mình làm không đúng, tự biến mình thành người mẹ mà mình không muốn trở thành. Bạn có từng tưởng tượng bạn là người thứ ba quan sát bạn la mắng con chưa? Đối với mình là hình ảnh rất xấu của bản thân. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Child Development hay thực tế cũng chứng minh, bé bị la mắng nhiều thường dữ hơn.

Đã là ba mẹ, chắc ai cũng đã từng lúc phải la mắng con cái. Và chắc chắn, hầu như ba mẹ nào cũng cảm thấy không thoải mái sau khi mắng con mình. Biết là thế nhưng vẫn làm, vậy phải làm gì để kiểm soát cơn giận của mình để không mắng con?

1. Không la mắng con cái về những việc bình thường. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Không La mắng con cái vì những việc bình thường
Không La mắng con cái vì những việc bình thường

Trước khi tập được không la hét với con, mình không hề nhận ra giọng nói mình có thay đổi âm vực mỗi khi nhắc con những việc rất bình thường hàng ngày như: «Dọn đồ chơi đi », « Đến giờ ăn rồi, lên ăn nào »… Tình cờ bạn mình ghi âm lại, mình nghe thử mới biết ui sao giọng mình CHUA quá chừng.

Thay vì vậy, theo Eileen Kennedy-Moore, tiến sĩ của quyển sách « Phát triển tình bạn: Hướng dẫn làm bạn và giữ tình bạn với trẻ».

bạn hãy đến cạnh bé và nói bằng giọng nhắc nhở nhẹ nhàng.

Nghe thì có vẻ dễ đấy nhưng nhưng để thực hiện không phải đơn giản, ít nhất là với mình. Mình phải tầm vài tuần để tâp không nói to tiếng khi gọi con ngồi vào bàn ăn, dọn đồ chơi… Và kết quả, mình cũng thấy khả quan hơn. Bé không ré to lên « Chút nữa đi mẹ » hoặc õng ẹo khóc mè nheo, bé cũng trả lời nhẹ nhàng như cách mình tiếp cận vấn đề.

Bạn thử tập đi, chỉ 1 ngày bạn đã thấy sự thay đổi đấy, dù chút ít!

2. Thiền để bớt la mắng con nhỏ. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Thiền chỉ 5 phút có thể giúp mẹ giảm việc La mắng con cái

Bác sĩ Laura Markham khuyên ba mẹ nên bắt đầu thiền 5 phút. Theo bác sĩ Markham đã có nghiên cứu chứng minh khi bạn dành thời gian hàng ngày để hướng nội tâm sẽ giúp bạn thật sự « nguội đi trong thời gian nóng nhất ».Mình từ nhỏ đã không thích cảm giác ngồi im không làm gì nhưng mình nghĩ 5 phút có đáng gì đâu nên mình thử.

Mình không hề biết những triết lý sâu xa của thiền (nhà mình dù rất nhiều sách về thiền, tâm linh, tất nhiên không phải là mình đọc). Mình cũng không hề có mục đích gì sâu xa khi ngồi thiền, đối với mình. Mình tập thiền chỉ đơn giản để kiểm soát cơn tức giận của mình đối với con.

xem thêm : Cốc Hứng Sữa Rảnh Tay NatureBond

Mình đang sử dụng phần mềm Headspace để được hướng dẫn thiền. Nó chỉ free trong 10 ngày nhưng mình thích cách nói chuyện nhẹ nhàng không giải thích văn hoa trong phần mềm. Nó đơn giản chỉ là thiền để thanh thản mỗi ngày của một bạn người Anh. Mình làm 1 tuần, thật sự mình không biết mình có thay đổi gì không. Mình có cảm giác rõ là nhẹ nhàng đầu óc hơn nhưng về bình tĩnh với con mình không biết thế nào.

Vậy là mình thử dừng vài ngày, mình lại cảm thấy khó nói. Nhẹ nhàng với con khi bé năm lần bảy lượt khóc nhè vì đòi làm theo ý bé. Mình có cảm giác cơn giận tăng hơn lên. Vậy là mình quyết bỏ ra vài phút trước khi đi ngủ. Để tịnh tâm đế bắt đầu một ngày mới không LA MẮNG CON. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Những phần mềm thiền miễn phí mình chưa thử dùng hết nhưng được bình chọn là BEST của năm ngoái. INSIGHT TIMER, ENSŌ (đối với bạn đã biết thiền), Calm… Bạn hãy thử đi chỉ cần 5’ mỗi ngày thôi à. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

3. Chọn từ ngữ TÍCH CỰC

Nghe có vẻ lạ nhưng khi bạn cảm thấy bạn đang sắp bùng nổ vì tức giận. Hãy nói một từ hoặc câu thật TÍCH CỰC để nói với chính mình. Bác sĩ Markham khuyên nên chọn những từ về “ điều gì bạn yêu thích” hay “Mình đã làm được điều đấy”…

Dễ mà đúng không, mình đã chọn câu thần chú đơn giản cho chính mình “Mình làm được”. Sau hơn ba lần mình yêu cầu bé đổi giày đi cho đúng chân. Mình cảm thấy đầu hơi căng lên, mình đã nhẹ nhàng nói ra câu đó… và mọi việc trở nên đơn giản.

4. ĐẾN GẦN HƠN. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Nhiều khi muốn con vâng lời, nhà mình đề ra nhiều quy luật để con tuân theo. Mình không hoàn toàn bác bỏ tất cả điều này vì vẫn có những quy luật con không được phạm. Chẳng hạn: không được chơi với vật dụng nguy hiểm. không được làm cho anh/em đau… nhưng một ngôi nhà quá nhều quy luật. Sẽ làm bé có cảm giác mất đi được các Đặc quyền của riêng mình. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Tiến sĩ Markham đã khuyên nên tập trung vào một phương pháp nhẹ nhàng hơn: KẾT NỐI với con. ĐẾN GẦN HƠN theo đúng nghĩa đen của nó. Bạn hãy đến sát con, quỳ gối để ngang bằng với con. Vòng tay qua người con và bắt đầu nói với con bằng câu dạng “Mẹ hiểu con đang …”

Thay vì la mắng con cái hãy đến gần, ngồi xuống và nói nhỏ nhẹ với con

Điều này thì mình đã thử nhiều lần và hầu như đều thành công. Hai bé nhà mình chơi giỡn ré ầm ĩ bật nhạc đồ chơi. Nếu mình thử bắt dừng lại và nói nhỏ thì có thể im lặng sẽ có tầm vài phút và rồi đâu lại vào đấy. Thay vào đó, mình đến cạnh chỗ hai bé chơi, nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết: “Mẹ biết hai đứa thích chơi những đồ chơi có nhạc này và phải ré khi tụi con vui nhưng hai đứa ré nãy giờ nhiều rồi. Mẹ bắt đầu cảm thấy hơi khó chịu đầu. Tụi con có thể tắt nhạc và chơi nhẹ nhàng được không?”. Kết quả hai đứa nhà mình đã tắt nhạc và nói với mình: “Như vậy mẹ sẽ hết đau đầu rồi đúng không?. Mẹ lấy bút màu để tụi con tô màu đi.”

5. GIẢM BỚT NHỮNG KHOẢNH KHẮC NƯỚC RÚT

Mình thường la hét con là vào buổi sáng hàng tuần. Đơn giản vì đó là lúc có quá nhiều thứ cả nhà phải làm trong một khoảng thời gian nhất định. Mình luôn cảm giác phải vắt chân lên cổ mà chạy trong khi hai đứa cứ từ từ chẳng thèm quan tâm. Vậy là mình đã từng tức điên lên, nhưng ai cũng biết tức giận có bao giờ là không ngoan. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Tránh vội vã sẽ giúp giảm bớt việc la mắng con cái

Theo tiến sĩ Vanessa Lapointe, tác giả của quyển sách “Kỷ luật không gây hại: Làm thể nào giúp con cư xử nhưng không làm chúng khó chịu”, Bạn phải luôn điềm tĩnh để giúp con bình tĩnh. 5 Bước Để Tránh La Mắng Con Cái

Sáng để đưa hai đứa đi khỏi nhà đến lớp hay các buổi sinh hoạt đúng giờ, thường mình luôn có một câu: “Nhanh lên không lại trễ giờ”. Nói hoài đến nỗi, bé 4 tuổi nhà mình thường có câu đáp lại: “Lại trễ nữa hở mẹ? Mẹ lái chậm nhé”. Một ngày mình bắt đầu tập không hối thúc nữa, mình kể chuyện lớp học hay buổi sinh hoạt về một tình huống vui hai bé thích, hai bé thường nhanh nhẹn hơn và kết thúc bằng câu nhắc nhở nhau sau khi hỏi mẹ hôm nay sẽ làm gì: “Thay đồ đi không trễ nào.”

Kể từ khi Giang bắt đầu cuộc hành trình 5 bước này, có thể đã 1 tháng, mình cảm giác nhà mình không bị ô nhiễm bởi những tiếng la chói tai như xưa. Bây giờ thật sự mình chỉ hét khi bé chạy trong bãi đậu xe, chơi với vật nguy hiểm, làm đau anh/em …

Và khi mình ít HÉT hơn, hai bé đã nghe lời mẹ nhiều hơn trước!

Mình tin nếu kiên trì áp dụng 5 bước này, việc la mắng con cái của mình sẽ giảm đi. Bạn cũng có thể áp dụng các bước này cho con mình đấy.

Hãy cùng nghe Milena chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dạy con ba mẹ nhé! Milena rất mong nhận được chia sẻ từ các gia đình để cùng học tập thêm.

Bài Viết Tham khảo :

_________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633 | Messenger | support@milena.vnYoutube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here