Viem-nguc-milena

ÁP XE VÚ TOÀN TẬP

Mẹ hay thắc mắc áp xe vú là gì? Nguyên nhân do đâu và phương pháp điều trị khi bị áp xe vú như thế nào? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là viêm sưng mô vú của bạn. Các mẹ hay bị trong tháng đầu tiên cho con bú, nhưng bạn cũng có thể bị nó bất cứ lúc nào – kể cả sau khi bạn cai sữa cho con. Vùng bị viêm có thể đỏ, sưng, khó chịu, đau đớn. Các triệu chứng có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột và tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên ngực.

Áp xe vú có thể do hoặc không do nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm ớn lạnh, sốt 38 độ C hoặc cao hơn và mệt mỏi.

Điều này khiến một số phụ nữ cảm thấy rất mệt. Bạn có thể cảm thấy như bạn bị mắc bệnh cúm, và bạn có thể cảm thấy rất sợ hãi khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây Áp xe vú?

áp xe vú như thế nào khắc phục
Áp xe vú như thế nào khắc phục                                                                                                                                                                                         Viêm ngực có thể do bị ứ, tắc tia sữa hoặc sữa còn tồn trong ngực sau khi cho con bú (ứ sữa). Những tình trạng này cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, như có thể nứt đầu ti vì vi trùng có thể xâm nhập vào ngực theo lối này.

Tôi nên làm gì nếu tôi có triệu chứng Áp xe vú?

Liên hệ bác sĩ ngay khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ có thể khuyên bạn lúc đầu nên bắt đầu điều trị tại nhà, nhưng nếu cơn đau không giảm hoặc bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một loại kháng sinh phù hợp với việc cho con bú.

Các triệu chứng của bạn chỉ có thể được cải thiện sau một hoặc hai ngày, nhưng kết thúc đợt điều trị bạn không bị nhiễm trùng trở lại.

 Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau một hoặc hai ngày, hãy gặp bác sĩ. Bạn có thể cần phải chuyển sang một loại kháng sinh khác.

Tôi có thể điều trị triệu chứng Áp xe vú ở nhà như thế nào?

• Nghỉ ngơi. Nằm trên giường ở nhà và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hãy mặc kệ chén dĩa dơ bẩn trong bồn, nhờ người khác giặt giũ và hạn chế khách đến thăm. Yêu cầu gia đình và bạn bè giúp đỡ để bạn có thể nghỉ ngơi tốt hơn.

• Thường xuyên cho con bú. Cho con bú sữa mẹ có thể gây đau, nhưng điều quan trọng nhất bây giờ là phải điều trị Áp xe vúduy trì nguồn sữa của bạn. Cho con bú thường xuyên mỗi khi em bé muốn bú. Mục tiêu là con bú mỗi hai giờ để giúp thoát sữa tồn trong ngực bị viêm ra. Nếu con bú không hiệu quả mẹ nên dùng máy hút sữa.

• Chườm gạc lạnh hoặc túi lạnh lên ngực giữa các lần cho con bú để giảm đau và sưng. Không áp trực tiếp gói lạnh vào da vì có thể gây tổn thương da. Bọc nó trong một miếng vải sạch hoặc khăn trước khi sử dụng.

Một số biện pháp mẹ có thể thực hiện:

• Đắp một miếng gạc ấm lên vùng ngực bị đau trong vài phút (hoặc tắm vòi sen nóng) ngay trước mỗi lần cho bú.

• Nhẹ nhàng xoa bóp ngực của bạn từ vùng sưng về phía núm vú, và từ núm vú về phía nách.

• Dùng thuốc giảm đau. Thuốc chống viêm không cần kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, có thể làm giảm các triệu chứng như đau do cảm cúm hay sốt.

• Loại bỏ áp lực lên ngực. Mặc áo ngực rộng hoặc không mặc. Đừng để con ngủ trên bụng hoặc để em bé nằm trên ngực.

 • Nhờ trợ giúp: Hãy liên lạc với bác sĩ để họ có thể tư vấn, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ tinh thần, giúp bạn có thể hồi phục hồi và tiếp tục cho con bú.

Tham khảo thêm bài viết:

Chúc trải nghiệm cho con bú sữa mẹ của mẹ là những giây phút hạnh phúc nhất của mẹ và con!

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn và chọn cho mình những giải pháp để có thể phòng tránh hiệu quả cũng như có thể tự xử lý nếu có các dấu hiệu của Áp xe vú.

_______________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh

0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here