dich-vu-cho-thue-may-hut-sua-o-vung-tau

BẢO QUẢN SỮA MẸ CHO TRẺ SINH NON

Bảo quản sữa mẹ cho trẻ sinh non hoặc trẻ đang nằm viện sẽ khác so với trẻ sinh đủ tháng, vì những trẻ này dễ có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng hơn – hãy tham khảo thêm với bác sĩ về các cách bảo quản này để đảm bảo con nhận được nguồn sữa mẹ bổ dưỡng và sữa mẹ luôn an toàn nhất cho trẻ sơ sinh.

Cách bảo quản Thời gian bảo quản
Sữa mẹ vừa hút xong (để vào tử mát sớm nhất có thể nếu không sử dụng trong vòng 4 tiếng)
Ở nhiệt độ phòng 1 – 4 giờ (tốt nhất < 2 giờ)
Sữa bảo quản trong ngăn mát (để ở phía trong, không để ở cửa tủ lạnh)
Tủ lạnh (sữa mẹ tươi vừa vắt) 48 giờ (tốt nhất <24 giờ)
Tủ lạnh (sữa đã rã đông hoàn toàn) 24 giờ
Sữa trữ đông (để ở sâu bên trong, không để ở cánh. Không làm đông lại sau khi đã rã đông) Tủ lạnh (sữa đã rã đông hoàn toàn)
Ngăn trữ đông (chung cửa) Không nên dùng
Ngăn trữ đông (cửa riêng) 3 tháng (tốt nhất < 1 tháng)
Tủ trữ đông chuyên dụng 6 tháng (tốt nhất < 3 tháng)
Vận chuyển sữa (sữa mẹ tươi, sữa trữ lạnh hoặc sữa trữ đông)
Sữa trữ trong túi giữ nhiệt bằng đá khô 24 giờ (tốt nhất trước 12 giờ)

Bảo quản sữa mẹ cho trẻ sinh non đúng cách giúp đảm bảo an toàn cho trẻ

Trữ tất cả sữa bạn hút ra được, sữa mẹ rất quan trọng cho con. bảo quản sữa mẹ cho trẻ sinh non

Bảo quản sữa mẹ cho trẻ sinh non: Dán nhãn hộp với tên con và ngày / giờ hút sữa. Dùng bình nhựa hoặc thủy tinh là tốt nhất.

Càng tươi càng tốt! Khi có thể, hãy mang máy hút sữa của bạn đến bệnh viện để hút sữa mẹ tươi và cho con bú ngay lần tiếp theo. Khi hút sữa tại nhà, giữ lạnh sữa lạnh nếu bạn định mang sữa đến bệnh viện trong vòng 24 giờ; nếu không hãy trữ đông sữa. Sữa giữ mát trong tủ lạnh có thể trữ đông trong vòng 48 giờ.

Bảo quản sữa trong các túi, bình 30 – 120ml để tránh lãng phí và để làm tan / hâm nóng dễ dàng hơn. Sữa hút ra từ mỗi vú trong cùng một cữ hút có thể được đổ chung vào một bình. Chỉ cho sữa vào đầy 2/3 chai để sữa có không gian nở ra khi giữ đông.

Rã đông sữa đông lạnh: Rã đông qua đêm trong tủ lạnh, hoặc đặt sữa trong một bát nước ấm, cho đến khi tan băng (khoảng 20 phút), nhiệt độ không quá 40 độ.

Sữa đã trữ đông lạnh có thể được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 24 giờ sau khi rã đông xong. Đừng làm đông lại.

Hâm nóng sữa: Đun nóng nước trong cốc hoặc tô nhỏ, sau đó cho sữa vào nước ấm, < 40 độ C. Không cho sữa vào nước sôi. KHÔNG BAO GIỜ cho sữa mẹ vào lò vi sóng hoặc đun nóng trực tiếp trên bếp.

Lưu ý: Kem sẽ nổi lên phần trên cùng của sữa trong quá trình bảo quản, không phải là sữa bị hỏng. Nhẹ nhàng nghiêng (không lắc) để trộn đều trước khi kiểm tra nhiệt độ và cho em bé bú.

Nếu em bé không bú hết sữa, sữa đã làm ấm chưa được sử dụng nên được bỏ đi

Việc cho con bú sữa mẹ, đặc biệt là khi trẻ sinh non hay phải chăm sóc trong bệnh viện khi trẻ chưa bú được sữa mẹ trực tiếp là một việc rất quan trọng, giúp cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giúp con khỏe mạnh và phát triển tối ưu. Tuy nhiên việc bảo quản và đảm bảo vệ sinh / tiệt trùng sữa mẹ cho trẻ sinh non cũng là điều quan trọng không kém. Đảm bảo sữa mẹ luôn trong điều kiện tốt nhất, vệ sinh nhất và an toàn nhất cho trẻ sinh non. Ưu tiên cho việc mẹ cho con bú sữa ngay sau khi hút / vắt.

CÁCH CHĂM SÓC CUỐNG RỐN TRẺ SƠ SINH

Bài Viết Tham khảo : bảo quản sữa mẹ cho trẻ sinh non

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here