Các lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Bật mí phương pháp mẹ đi làm nuôi con bằng sữa mẹ

 

Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản không có nghĩa là chấm dứt việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu có kế hoạch ổn thỏa, mẹ đi làm nuôi con bằng sữa mẹ và bé con vẫn có thể được hưởng lợi ích từ sữa mẹ.

1. Cân bằng công việc và nuôi con bằng sữa mẹ

Việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc có thể trở thành một thách thức khi mẹ lên kế hoạch quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh. Bạn có thể cảm thấy bị giằng xé giữa cảm xúc phải rời bỏ bé và nhu cầu kiếm tiền. Hoặc mong muốn duy trì công việc và phát triển sự nghiệp.

Mẹ cần cân bằng công việc sau khi đi làm

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ và muốn tiếp tục việc đó. Bạn cũng cần suy nghĩ về cách sẽ duy trì nguồn sữa của mình. Và đảm bảo bé có thể tiếp tục bú sữa mẹ khi bạn không ở bên bé. Điều này thường có nghĩa là bạn phải hút sữa tại cơ quan nơi làm việc. Lưu trữ và vận chuyển sữa mẹ một cách an toàn, để người chăm sóc bé có thể cho bé bú.

Tham khảo bài viết: Bảo quản sữa mẹ khi đi làm: 13 điều cần biết

2. Những lợi ích của việc tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau khi đi làm trở lại

Trở lại làm việc có thể là một sự thay đổi lớn khi bạn đã có nhiều tuần hoặc nhiều tháng dành trọn cho đứa con mới sinh  của mình. Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ là một cách để duy trì mối liên kết quan trọng giữa mẹ và bé. Giúp cả hai dễ dàng bước vào một chặng đường mới.

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể là một lựa chọn tốt để tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và con khi thời gian mẹ phải xa con nhiều hơn. Một mẹ chia sẻ: Tôi trở lại làm việc khi con trai được 6 tháng tuổi. Vào thời điểm, tôi vẫn duy trì việc cho bé bú trước khi đi làm và khi vừa về nhà. Việc đó giúp duy trì khoảng thời gian đặc biệt giữa hai mẹ con với nhau.

Các lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Hãy nhớ rằng bé vẫn có thể hưởng lợi tất cả các dinh dưỡng bổ dưỡng. Và kháng thể từ sữa mẹ khi mẹ trở lại làm việc sau sinh. Có nhiều thành phần trong sữa mẹ chống nhiễm trùng và giúp con bạn hồi phục nhanh hơn nếu bé bị bệnh. Các nghiên cứu thậm chí còn cho thấy những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ mất ít thời gian nghỉ làm để chăm con hơn. So với những người không nuôi con bằng sữa mẹ, vì con họ ít bị ốm hơn.

Tham khảo: 111 lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

3. Khi nào mẹ nên trở lại làm việc sau sinh?

Một số mẹ không có nhiều sự lựa chọn khi nào quay trở lại công việc. Việc đó có thể do quy định của công ty, luật thai sản hoặc nhu cầu tài chính. Nếu bạn may mắn được linh hoạt lựa chọn. Hãy cân nhắc những ưu điểm (như thu nhập, sự phát triển nghề nghiệp, các yếu tố tinh thần hoặc giao tiếp xã hội) và những nhược điểm (phải xa con, chi phí cho người chăm sóc bé hoặc những việc đưa đón phức tạp). Và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hay đồng nghiệp trước khi quyết định.

 

Hãy nhớ rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ, hút sữa tại công sở nơi làm việc, chăm sóc bé… Có thể khiến bạn kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, một số mẹ cũng chia sẻ việc hút sữa có thể giúp họ nghỉ ngơi giữa một ngày làm việc bận rộn.

 

Một mẹ chia sẻ “Trở lại làm việc và tập trung vào công việc trong 8 tiếng đồng hồ thật khó khăn đối với tôi. Vì vậy tôi cảm thấy như mình được nghỉ ngơi trong khi hút sữa”. Đó là một khoảng thời gian ngắn cho bản thân khi tôi có thể ngồi xuống. Nhắm mắt lại và thư giãn”.

 

4. Việc chăm sóc em bé khi mẹ đi làm trở lại như thế nào? 

 

Hãy chọn một nhà trẻ hay một người giữ trẻ vui vẻ cho bé bú sữa mẹ và ủng hộ việc bạn nuôi con bằng sữa mẹ khi bạn đưa đón bé. Hãy thảo luận điều này trước với họ và giải thích rõ ràng những yêu cầu của bạn.

 

Hãy hỏi cách họ sẽ cất trữ sữa mẹ như thế nào? Và hãy đảm bảo cung cấp cho họ đủ bình sữa và núm vú sạch. Đồng thời, hãy thảo luận về việc bé thích bú sữa như thế nào – ấm hay lạnh. Bú trong khi được ẵm hoặc tự ôm bình sữa bú dưới sự theo dõi của người lớn (nếu bé đã hơn 6 tháng tuổi) – Để bé có thể bú tốt hơn.

Mẹ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh

Nếu bạn may mắn có các thành viên gia đình giúp bạn chăm sóc bé. Hãy để sữa lại và hướng dẫn họ cách cho bé bú. Một mẹ chia sẻ con gái mình mất một chút thời gian để làm quen với cách bú mới. Tôi trở lại làm việc 4 giờ một ngày khi con gái tôi được 9 tháng tuổi. Tôi dậy sớm để hút sữa và sau đó giao sữa cho chồng tôi. Ban đầu, bé không chịu bú bình. Nhưng chúng tôi tiếp tục kiên trì và cuối cùng bé đã chịu bú.

Tham khảo: Tập trẻ bú bình

 

5. Nên trao đổi những gì với công ty trước khi đi làm trở lại

 

Hãy liên lạc với công ty ngay khi bạn có ý định quay lại làm việc. Thậm chí khi còn cách vài tháng nữa. Bạn sẽ cần troa đổi về giờ giấc làm việc và cách công ty có thể hỗ trợ bạn tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn có thể muốn quay lại làm việc bán thời gian hoặc “làm dồn giờ”. Để có thể làm việc nhiều giờ hơn trong một số ngày và được nghỉ vào một số ngày khác.

 

Một một khác chia sẻ “Tôi có 6 tháng nghỉ thai sản, sau đó tôi cảm thấy khá ổn khi bắt đầu làm việc trở lại. Bây giờ tôi làm việc bán thời gian, 60% thời gian trong tuần. Và cách sắp xếp đó rất hoàn hảo đối với tôi”.

 

Nếu bạn làm việc cho một công ty lớn.

Hãy liên hệ với bộ phận nhân sự để thảo luận về chính sách của công ty về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu công ty không có nhân viên nào từng hút sữa trước đó, hãy làm người tiên phong đầu tiên.

Tập bé bú bình trước khi mẹ trở lại công việc

Nếu bạn có ý định vắt sữa tại nơi làm việc, hãy thông báo cho công ty. Một vài công ty có thể cung cấp không gian riêng tư để các mẹ có thể hút sữa. Nghỉ ngơi thường xuyên, và một nơi để cất trữ sữa mẹ an toàn.

Nên có một kế hoạch trước khi trở lại làm việc. Hãy xác định nhu cầu của bạn – bao lâu thì bạn cần hút sữa, trong thời gian bao lâu và ở đâu. Hãy giải thích rằng nhu cầu của bạn sẽ thay đổi khi em bé lớn lên. Hãy chắc chắn rằng bạn biết các quyền và trách nhiệm của bạn, và tự tin lập kế hoạch cho mình.

Một cách khác để hút sữa tại nơi làm việc là tìm một nơi giữ trẻ gần nơi làm việc. Để có thể chạy qua cho bé bú vào những giờ bú thông thường.

5. Chuẩn bị gì để làm việc trở lại sau sinh?

Nếu bạn cho bé bú mẹ, hãy tập hút sữa và cho bé bú sữa từ bình hoặc cốc trước vài tuần. Để cả hai quen với việc cho bé bú theo cách này.

 

Bạn cũng cần phải thử xem cách hút sữa nào là tốt nhất cho mình. Có thể là máy hút sữa bằng điện, máy hút sữa bằng tay. Cốc hứng sữa silicon hoặc thậm chí là vắt sữa bằng tay. Hiệu quả, chi phí, tính tiện dụng và độ yên tĩnh của máy hút sữa có thể ảnh hưởng đến lựa chọn của bạn.

Sử dụng máy hút sữa tại nơi làm việc

Hãy khuyến khích gia đình và bạn bè cho bé bú bình với sữa hút ra để bé quen với việc được người khác cho bú. Bé có thể dễ dàng chịu người khác cho bú bình hơn nếu mẹ không có trong phòng.

 

Một mẹ chia sẻ: Chúng tôi tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình từ khá sớm. Vài tháng trước khi tôi đi làm lại. Vì vậy tôi tin chắc rằng sẽ không có vấn đề gì khi tôi đi làm lại. Chúng tôi đã thử nhiều loại bình và núm vú trước khi có thể  tìm được loại mà con trai tôi thích dùng.

 

Khi lên kế hoạch cẩn thận cho việc mẹ đi làm nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng cần suy nghĩ về những việc hậu cần khi hút sữa tại nơi làm việc. Hãy xem các bài viết khác của chúng tôi về việc hút sữa tại nơi làm việc. Cất trữ và vận chuyển sữa mẹ một cách an toàn, và hút sữa khi ở xa nhà.

Nguồn tham khảo: Going back to work as a breastfeeding mum

Bài Viết Tham khảo :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here