Căng tức ngực sau sinh đã là câu chuyện phổ biến của rất nhiều mẹ sau sinh trong bệnh viện. Hôm nay Mai sẽ chia sẻ với mọi người một câu chuyện của một mẹ. Tập đầu mẹ căng tức sữa, mất sữa, tập 2 thì sữa về dư cho con bú. Nhưng có một điểm chung là cả 2 lần mẹ đều bị căng tức sữa sau sinh khi ở bệnh viện.
1. Căng tức ngực những ngày khi vừa sinh xong
Đó là câu chuyện của chị Lan. Chiều tối hôm đó cũng đã khá trễ, chị họ chị Lan liên lạc với Mai nói: “Có người em trong bệnh viện đang bị căng tức sữa sau sinh. Em ấy đang rất đau. Và cần Mai hỗ trợ.” Thế là ngay lập tức Milena đến với chị trong tối hôm đó.
Tình cảnh căng tức ngực sau sinh đã trở thành nỗi đau của rất nhiều mẹ hiện nay. Câu chuyện của chị Lan có lẽ cũng là câu chuyện của nhiều người mẹ. Không chỉ khi sinh con lần đầu mà cả những mẹ sinh con lần hai.
Sữa non của chị Lan sau khi trị căng tức ngực sau sinh
Tập 1: Căng tức ngực sau sinh và mất sữa
Sau khi thoải mái, chị Lan tâm sự:
“Khi sinh bé đầu chị cũng bị căng tức sữa sau sinh như vậy. Nhưng khi đó do không biết phải xử lý như thế nào nên chị chịu đau và cuối cùng bị sốt. Con đầu của chị không bú được sữa mẹ. Vì những ngày đầu chị không có sữa nên con phải bú sữa ngoài.
Đến khi sữa “về” chị bị căng tức ngực. Núm ti lại ngắn nên con bú rất đau và chị đã không cho con bú nhiều được. Chị đã bị căng sữa đến phát sốt phải uống thuốc hạ sốt. Uống thuốc chị lại lo lắng, không dám cho con bú. Khi hết căng tức ngực, ngừng uống thuốc thì chị cũng bị mất sữa nên chị đã cho con bú sữa công thức luôn.
Nhà chị khi đó cũng có đến 2 cái máy hút sữa nhưng hút không thấy sữa. Chị nghĩ mình cơ địa ít sữa nên hút cũng không có sữa thế là thôi chị cho con bú sữa ngoài.”
Tập 2: Lại căng tức ngực sau sinh
Đến bé thứ 2 lần này, chị cũng bị căng tức sữa như tập 1. Hôm chị bị căng tức sữa, có người chị họ đến thăm. Được chị giới thiệu và chị Lan đã liên lạc với Milena nhờ hỗ trợ vì đang đau quá. Mai đã đến để giúp chị chữa căng tức sữa sau sinh và thông tắc tia sữa.
Mai đã hướng dẫn chị cách cho bé bú. Rất may là chị cũng vừa sinh, nên việc căng tức không quá nhiều. Và việc thông tắc để lấy sữa non ra cũng không quá mất thời gian. Chị Lan thoát được cảnh căng tức sữa mà mừng lắm. Chị nhớ lại cảnh đau đớn ở tập 1, giờ không bị lặp lại mà mừng vô cùng.
Và đến dư sữa cho con bú
Sau đó để tránh căng tức sữa trở lại, chị đã thuê máy hút sữa để sử dụng thêm một vài ngày. Sau khi xuất viện, chị về nhà vẫn tiếp tục cho bé bú và hút sữa. Hiện giờ con đã bú mẹ được hoàn toàn. Không những con no sữa mà chị còn dư sữa cho con nữa.
2. Vậy nguyên nhân vì sao lần đầu chị không có sữa cho con?
Chắc chắn là không phải do cơ địa mẹ ít sữa rồi.
Mình tin rằng câu chuyện về tập đầu của chị Lan cũng tương tự như trường hợp của nhiều mẹ khác. Mẹ có biết sữa mẹ tiết ra theo luật cung cầu, con càng bú nhiều (hoặc mẹ vắt sữa nếu bé không thể bú mẹ) thì cơ thể mẹ sẽ càng tiết ra nhiều sữa.
Những ngày đầu sau sinh mẹ nghĩ rằng mình không có sữa do ngực mẹ không có cảm giác thay đổi gì hết. Nhưng mẹ có biết sữa non đã có sẵn trong ngực mẹ từ tuần thứ 26 của thai kì. Sau sinh mẹ đã có sẵn sữa non trong ngực. Tuy nhiên lượng sữa lúc này rất ít vì mẹ mới chỉ sản xuất ra khoảng 5 – 7ml sữa non / lần (khoảng chừng 1 – 1.5 muỗng cà phê sữa mẹ). Nên khoảng chừng đó sữa đổ lên ngực mẹ thì mẹ không thể có cảm giác gì được.
Nhưng mẹ có biết đâu nhu cầu của con ngày đầu sau sinh cũng chỉ cần khoảng chừng đó sữa non của mẹ mà thôi. Sữa non đặc nên nếu mẹ vắt bằng máy hay vắt bằng tay không đúng kỹ thuật thì sẽ không thấy có sữa.
Chỉ có bé bú mẹ trực tiếp mới ra được sữa non. Hoặc nếu có dùng máy hút sữa, phải dùng loại thật chuyên dụng mới có thể hút được sữa non. Hiện tại chỉ có dòng máy hút sữa Medela Symphony là có thể làm được việc này tốt nhất. Chính vì thế mẹ nhầm tưởng mình không có sữa cho con.
Máy hút sữa Medela Symphony là loại duy nhất có thể hút sữa non trị căng tức ngực sau sinh
Bao tử con khi này cũng rất nhỏ chỉ cỡ khoảng quả nho. Và mỗi lần con cũng chỉ có thể bú được 5 – 7ml sữa non. Bao tử của con sẽ lớn lên từng ngày và lượng sữa mẹ cũng tăng lên từng ngày theo nhu cầu của con. Nên điều quan trọng lúc này là mẹ cho con bú theo nhu cầu của con bất cứ khi nào con muốn. Và con bú lâu như thế nào cũng không quan trọng, khi con bú đủ con sẽ nhè vú mẹ ra.
Nếu mẹ không cho con bú giai đoạn này, không vắt sữa thì sữa non sẽ ứ đọng lại. Sau 72 “giờ vàng” tiết sữa non thì ngực mẹ sẽ bắt đầu sản sinh ra sữa chuyển tiếp. Lúc này sữa chuyển tiếp về nhiều nhưng vì sữa non đặc sánh chưa thoát ra được nên sữa non sẽ cản trở việc thoát sữa làm cho ngực mẹ trở nên căng cứng, cương tức ngực. Mọi người hay gọi là căng tức ngực sau sinh, nặng hơn có thể làm cho mẹ bị sốt.
Trong trường hợp mẹ bị căng tức ngực sau sinh mà mẹ không làm gì cả thì mẹ sẽ phải trải qua những ngày khá vất vả. Mẹ có thể rất đau đớn vì căng tức sữa. Nhiều mẹ đã phải than trời lên khi rơi vào cảnh này. Nhiều mẹ được bác sĩ cho uống thuốc giảm sốt, chỉ để cắt bớt cơn đau.
Tuy nhiên sau vài ngày hiện tượng này sẽ qua. Ngực mẹ sẽ mềm lại. Nhưng khi đó sữa mẹ sẽ giảm do một thời gian dài bé không bú mẹ. Lượng sữa mẹ sẽ bị ít dần đi. Cộng thêm sau đó mẹ không cho con bú tích cực (hay hút sữa) và lại dặm sữa ngoài cho con thì việc mất sữa là tất yếu.
Cơ thể mẹ sẽ hiểu là con không cần sữa nhiều nên tiết ra sữa ít hơn. Và cứ như vậy mẹ càng dặm thêm sữa ngoài nhiều hơn, cơ thể mẹ tiết sữa ít hơn. Cái kết cuối cùng là mẹ thì hết sữa, con thì bú hoàn toàn bằng sữa công thức.
Cho con bú tích cực hay hút sữa giúp phòng căng tức ngực sau sinh
3. Vậy giải pháp nào để mẹ không bị căng tức ngực sau sinh?
Khi con sinh ra mẹ hãy cho con da tiếp da với mẹ sớm nhất có thể. Tốt nhất là ngay 1 giờ đầu sau sinh. Sau đó mẹ hãy tự tin cho con ti mẹ bất cứ khi nào con muốn để kích thích tuyến sữa. Con ti mẹ càng nhiều thì sữa mẹ sẽ về nhiều. Khi đó sữa non đặc sẽ được thoát ra. Khi sữa chuyển tiếp về thì các tia sữa đã thông thoáng, sữa sẽ ra dễ dàng hơn. Và mẹ cũng đỡ bị căng tức ngực sau sinh.
Nếu con chưa bú tốt, hãy mát xa ngực bằng tay. Sau đó dùng cốc hứng sữa silicone để hút sữa non ra.
4. Nếu bị căng tức ngực sinh sinh thì sao?
Nếu mẹ có thể tự mát xa, nặn sữa non ra thì mẹ sẽ hết căng tức. Có nhiều Video trên youtube để mẹ tham khảo. Tuy nhiên việc tự thực hiện sẽ không dễ dàng. Tốt hơn mẹ hãy liên hệ với các chuyên viên trị căng tức sữa. Bạn Jully Khuong là một người bạn có thể tin cậy để nhờ giúp đỡ. Khương đã có nhiều năm kinh nghiệm về việc chữa căng ngực sữa và tắc tia sữa cho các mẹ. Khương sẽ giúp mẹ làm thoát lượng sữa non ứ đọng trong ngực mẹ. Giúp mẹ giảm căng tức sữa.
Thêm nữa mẹ có thể liên hệ bác sĩ sữa mẹ Lê Ngọc Anh Thy để giúp chỉnh khớp ngậm đúng. Chỉ khi có khớp ngậm đúng thì bé mới có thể bú hiệu quả. Khi bé bú hiệu quả, kết hợp với việc mẹ cho con bú thường xuyên, tự nhiên sữa mẹ sẽ nhiều. Khi đó mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm, tự tin trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mình.
Sau đó để tránh tình trạng căng tức sữa hoặc tắc tia sữa lặp lại, mẹ nên dùng máy hút sữa. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, chỉ hút sữa ra để tránh tắc tia sữa. Nhưng sau đó khi đi làm, mẹ có thể dùng máy hút sữa thường xuyên hơn. Hoặc khi mẹ phải xa em bé, hoặc mẹ muốn trữ sữa cho con khi cần.
5. Lỡ bị căng tức ngực rồi, muốn có nhiều sữa lại thì phải làm sao?

Mẹ lại áp dụng quy luật cung – cầu. Muốn có nhiều sữa mẹ hãy lấy sữa mẹ ra nhiều nhất có thể. Biện pháp tốt nhất là cho con bú mẹ đúng cách thật nhiều. Nhưng lúc này do một thời gian không bú mẹ nên có thể con sẽ không bú mẹ hiệu quả, lượng sữa mẹ bị giảm. Trước tiên mẹ hãy xem lại khớp ngậm đúng của con, tập cho con bú mẹ trở lại.
Đối với các mẹ ít sữa, mẹ có thể dùng máy hút sữa điện đôi tốt để kích sữa về lại. Mẹ nên dùng máy hút sữa điện đôi tốt thì việc kích sữa sẽ hiệu quả hơn và mẹ cũng không cần mất quá nhiều thời gian cho việc hút sữa. Kết hợp 2 việc đó: hút sữa để kích sữa, đồng thời kiên nhẫn tập cho con bú lại thì một thời gian sau lượng sữa mẹ sẽ tăng dần lên.
Khi sữa mẹ đủ nhiều cho các cữ bú của con mẹ sẽ giảm thời gian hút sữa lại và để duy trì nguồn sữa tốt cho con mẹ nên giữ khoảng 5 cữ hút sữa trong ngày, mỗi lần hút tầm khoảng 15-20 phút. Khi con được từ 6 tuần tuổi mẹ hãy tập cho con bú bình 1 lần trong ngày để con làm quen dần với việc bú bình phòng trường hợp mẹ có việc cần phải đi ra ngoài mà không có con bên cạnh hay mẹ đi làm trở lại nhưng vẫn muốn con tiếp tục bú sữa mẹ.
6. Làm sao để phòng ngừa căng tức sữa, tắc tia sữa sau sinh?
Căng tức sữa sau sinh là hiện tượng phổ biến. Tuỳ theo cơ địa, một số ít mẹ có thể bị tắc tia sữa sau sinh. Để phòng ngừa tắc tia sữa dài hạn, mẹ nên cho con bú thường xuyên, giúp sữa mẹ luôn lưu thông.
Đồng thời mẹ có thể dùng thuốc chống tắc tia sữa sau sinh. Loại thuốc hiệu quả nhất hiện nay là thuốc chống căng tức sữa và tắc tia sữa Lecithin của Now. Lecithin được chiết xuất từ hoa hướng dương tự nhiên nên an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé bú mẹ.
Lecithin đã được rất nhiều mẹ tin tưởng, hỗ trợ phòng ngừa tắc tia sữa lâu dài và hỗ trợ điều trị tắc tia sữa, căng tức sữa.
Đồng thời kết hợp với việc dùng cốc hứng sữa silicone sẽ giúp giảm nguy cơ tắc tia sữa tái đi tái lại.
Tham khảo thông tin về thuốc chống tắc tia sữa sau sinh Lecithin.
Bài Viết Tham khảo :
________________
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube