Mẹ trầm cảm sau sinh là trường hợp rất dễ bắt gặp

Chăm sóc mẹ sữa sau khi sinh phần 2

Cùng tiếp tục tìm hiểu các phương pháp chăm sóc mẹ sau khi sinh đúng cách. Việc chăm sóc cơ thể và nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp mẹ hồi phục sau sinh nhanh hơn. Sau sinh 2 việc quan trọng nhất là chăm sóc trẻ sơ sinh và chăm sóc bản thân mẹ sau sinh.

1.Chân tay bị phù sau sinh

Mẹ bị sưng phù sau khi sinh
                                         Mẹ bị sưng phù chân tay sau khi sinh

Nhiều phụ nữ cảm giác bị phù chân tay sau khi sinh. Cơ thể bạn sẽ giải phóng hết lượng nước thường trong 1 đến 2 tuần.

  • Nâng chân lên khi bạn ngồi hay nằm.
  • Đi bộ.

Liên hệ bác sĩ nếu phần cẳng chân của bạn bị đỏ, nóng hoặc đau.

Liên hệ bác sĩ nếu một chân bị sưng to hơn chân kia.

2.Phương pháp chăm sóc mẹ sau khi sinh khi không cho con bú sữa mẹ

Bạn có thể bị sưng ngực (căng tức sữa sau sinh) trong vài ngày đầu:

  • Chườm đá khô lên ngực vài lần mỗi ngày.
  • Mặc áo ngực rộng.
  • Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết.

3. Vận động/Tập thể dục sau sinh

Hãy bắt đầu những hoạt động thường ngày lại một cách chậm rãi. Hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc ra máu nhiều hơn, hãy vận động ít lại.

  • Hạn chế số lần lên xuống cầu thang.
  • Tránh nâng, đẩy hay kéo vật nặng.
  • Vận động thêm nếu bạn cảm thấy sẵn sàng.
  • Chờ khoảng 6 tuần rồi có thể làm động tác chống đẩy, chạy bộ hay những bài tập aerobic.

4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Ăn uống đủ chất rất quan trọng. Cơ thể bạn đã phải làm việc rất mệt nhọc khi sinh con. Bạn cần năng lượng để hồi phục và chăm sóc em bé.

Mẹ cần chế độ ăn uống hợp lý
Mẹ cần chế độ ăn uống hợp lý
  • Đừng theo chế độ giảm cân trong thời kỳ hậu sản.
  • Ăn trái cây, rau của quả và hạt nhiều xơ.
  • Tiếp tục uống vitamin Prenatal (thuốc dành cho thời kỳ mang thai) hoặc uống vitamin tổng hợp.
  • Tiếp tục ăn thức ăn nhiều canxi (sữa, bơ, yaourt) đặc biệt nếu bạn cho bé bú.
  • Uống thật nhiều chất lỏng (nước, sữa, nước trái cây).

5. Thiếu máu sau sinh

Hiện tượng thiếu máu hay chất sắt thấp rất phổ biến sau khi sinh bé, nó sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu người:

  • Ăn nhiều thức ăn có nhiều chất sắt như thịt bò, thịt gà, cá, heo, các loại hạt, trứng, trái cây khô, rau có lá màu xanh đậm, các loại đậu và mật rỉ (chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh).
  • Bạn có thể cần uống chất sắt bổ sung.

Liên hệ bác sĩ nếu bạn cảm thấy chóng mặt hay bị xỉu.

6. Thay đổi Hormone sau khi sinh

Hormone trong cơ thể bạn thay đổi nhanh chóng sau khi bạn sinh em bé. Nếu bạn chỉ cho bé bú sữa mẹ, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không quay trở lại cho đến khi bạn giảm cữ sữa cho bé, cho bé ăn dặm hay khi cai sữa hẳn.

Mẹ thay đổi nội tiết tố làm mẹ cảm thấy khó khăn
                              Mẹ thay đổi nội tiết tố làm mẹ cảm thấy khó khăn

Nếu bạn không cho bú, chu kỳ của bạn thường xuất hiện trở lại từ 6 – 8 tuần sau khi sinh.

  • Bạn có thể mang bầu trước khi chu kỳ kinh của bạn quay trở lại.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ.

7. Quan hệ sau sinh

Bạn có thể giảm cảm giác muốn quan hệ do muốn nghỉ ngơi, cơ thể không thoải mái và hormone thay đổi. Âm đạo thường bị khô sau sinh, đặc biệt khi bạn cho con bú.

  • Chờ khi bạn không chảy máu nữa, vết rạch tầng sinh môn lành hẳn và bạn cảm thấy thoải mái rồi hãy quan hệ.
  • Sử dụng “chất bôi trơn” khi cần thiết.
  • Trao đổi những biện pháp tránh thai với bác sĩ.
  • Liên hệ bác sĩ nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào.

8. Cảm xúc của mẹ sau sinh

Mẹ dễ dàng cảm thấy thiếu an toàn sau khi sinh
                              Mẹ dễ dàng cảm thấy thiếu an toàn sau khi sinh

Hầu hết phụ nữ đều có những cung bậc cảm xúc khác nhau sau khi sinh. Thiếu ngủ, hormone thay đổi và thay đổi để phù hợp với việc làm mẹ… tất cả sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của mẹ sau sinh. Bạn có thể có vô số niềm vui, hạnh phúc, phấn khích, sợ hãi, lo âu, bối rối và thất vọng. Bạn cần thời gian để có cảm giác chính mình.

  • Nghỉ ngơi, ăn ngon, đi bộ nhẹ nhàng.
  • Chia sẻ với người thân hoặc các mẹ khác về cảm giác của mình.
  • Tham gia những nhóm các mẹ sau sinh.
  • Giảm bớt lại những trách nhiệm của mình – đừng cố gắng làm “super mom”.

Liên hệ bác sĩ nếu mẹ cảm thấy không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.

9. Hiện tượng “Baby Blues” 

Bạn cảm thấy muốn khóc, cáu gắt và không kiên nhẫn. Hiện tượng “baby blues” ảnh hưởng đến 80% phụ nữ sau sinh. Nó sẽ biến mất sau 2-3 tuần.

10. Trầm cảm sau sinh

Khoảng 1/10 phụ nữ sẽ bị chứng trầm cảm sau khi sinh. Nó có thể xảy ra ngay khi bạn ở bệnh viện hay vài tháng sau khi sinh. Phụ nữ cảm thấy bất lực với các hoạt động thường ngày (mặc áo quần, tắm, ăn uống), cảm thấy cô đơn và vô vọng.

Mẹ trầm cảm sau sinh là trường hợp rất dễ bắt gặp
Mẹ trầm cảm sau sinh là trường hợp rất dễ bắt gặp

Họ có thể ăn rất nhiều hoặc rất ít. Họ có thể có cảm giác lo lắng hay hoảng hốt bất an. Mẹ sau sinh có thể không quan tâm đến gia đình hoặc thậm chí sợ làm tổn hại chính mình hay con mình.

Liên hệ bác sĩ nếu bạn nghĩ mình đang bị chứng trầm cảm sau khi sinh, nó có thể chữa được.

11. Làm bố

Đây là thời điểm phấn khích cho những ông bố mới. Nhiều ông bố cảm thấy có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau sau khi con chào đời. Họ có thể cảm thấy vui, phấn khích, cô đơn hoặc quá đuối sức. Họ có thể cảm thấy họ không biết phải làm gì.

  • Hãy ôm con mình, bé rất thích nhìn khuôn mặt và nghe giọng nói của bạn. Hãy cho bé da tiếp da.
  • Học cách dỗ con.
  • Học cách tắm và thay tã cho con.
  • Học cách massage cho bé.
  • Kiên nhẫn, vợ của bạn sẽ có thời gian nhiều hơn cho bạn.
  • Hãy chia sẻ cảm xúc của mình với người bạn đời của mình.

12. Các anh chị lớn

Khi một em bé được sinh ra, những đứa trẻ khác trong gia đình có thể vui, phấn khích hay tức giận.

Các anh chị hay ganh tị với em vì cảm xúc thiếu an toàn
Các anh chị hay ganh tị với em vì cảm xúc thiếu an toàn

Rất bình thường nếu các bé bám lấy bạn, khóc và quấy.

  • Cố gắng thu xếp thời gian cho những đứa con lớn hơn, hãy nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè và người thân trong gia đình.
  • Hãy phân công công việc cho các bé lớn để chăm sóc bé sơ sinh, dù việc nhỏ hay lớn.
  • Không bao giờ được để trẻ sơ sinh một mình với anh/chị.

13. Khi nào nên gọi bác sĩ

  • Bé sốt trên 380
  • Chảy máu nhiều, nhiều cục máu đông lớn
  • Tiểu buốt rát và thường xuyên
  • Không đi đại tiện trong vòng 5 ngày
  • Ngày càng đau
  • Chóng mặt hoặc xỉu
  • Cẳng chân đỏ, ấm và đau
  • Vết mổ đỏ, ấm, ra dịch hoặc bị mở
  • Gặp khó khăn khi cho con bú mẹ – Núm vú bị nứt và chảy máu
  • Ngực đỏ, nóng, sưng và đau kèm sốt
  • Khóc hoặc cảm giác không kiểm soát được mình
  • Không thể vượt qua, cảm thấy vô vọng và bất lực

Chăm sóc mẹ sau sinh thường bị các mẹ bỏ quên. Các mẹ thường chỉ chăm lo cho em bé sau sinh nhưng lại thường quên đi việc chăm sóc bản thân mình. Điều này sẽ không phải là khoa học. Bởi vì chỉ những người mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh mới có thể tạo ra dòng sữa và tình yêu thương con đúng cách. Bé con cảm nhận được sự hạnh phúc từ người mẹ của mình. Và bé con sẽ hạnh phúc hơn, lớn khôn hơn, khỏe mạnh hơn bên cạnh một người mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh. Mong rằng vài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích phương pháp chăm sóc mẹ sau khi sinh cho các mẹ sữa.

Tham khảo thêm:

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

 

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here