thuoc-lam-mem-phan-tri-tao-bon-sau-sinh-milena-1

Rách Tầng Sinh Môn: Chăm Sóc Sao Cho Đúng Cách?

Sinh con là một điều tuyệt vời nhất thế gian. Mặc dù đôi khi nó có thể gây ra một số vấn đề, đặc biệt là đối với mẹ. Và một trong số đó có thể bị rách tầng sinh môn. Chăm sóc vết rách tầng sinh môn như thế nào cho đúng cách và mau lành?

1. Rách tầng sinh môn là gì?

Rách tầng sinh môn phổ biến khi sinh thường

Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, có chiều dài 3-5cm. Vào cuối giai đoạn chuyển dạ, các lớp da và cơ trong và xung quanh âm đạo mỏng và căng ra để giúp em bé ra được. Và điều khá phổ biến là sản phụ bị rách đường giữa đáy chậu hoặc âm đạo trong giai đoạn này.

2. Rách tầng sinh môn có bao nhiêu độ?

Rách Tầng Sinh Môn Độ 3, độ 4 - Milena - 1

Rách Tầng Sinh Môn Độ 3, độ 4 cần chăm sóc cẩn thận

Các vết rách tầng sinh môn được phân loại theo kích thước của vết rách và các mô bị ảnh hưởng. Rách tầng sinh môn có 4 độ từ rách độ 1 đến rách độ 4.

Rách tầng sinh môn độ 1 là rách nhẹ hoặc làm sầy da vùng đáy chậu. Không ảnh hưởng đến cơ bắp. Có thể sẽ cần một vài mũi khâu đơn giản.

Rách tầng sinh môn độ 2 ảnh hưởng đến cả phần da và mô cơ. Rách độ 2 thường cần phải khâu. Có thể mất khoảng hai tháng hoặc lâu hơn để mẹ có thể cảm thấy thoải mái trở lại.

Cắt tầng sinh môn là một vết cắt vào thành đáy chậu để mở rộng âm đạo. Tiểu phẫu này được thực hiện để giúp em bé được sinh ra dễ dàng. Phẫu thuật tầng sinh môn sẽ ảnh hưởng đến phần cơ và mô như rách tầng sinh môn độ 2.

Tuy nhiên, một số vết rách tầng sinh môn có thể nghiêm trọng hơn. Và các trường hợp này thường được gọi là vết rách tầng sinh môn độ 3 hoặc thậm chí là độ 4 tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

Rách tầng sinh môn độ 3 là vết rách cơ đáy chậu và lớp cơ bao quanh ống hậu môn. Cần phải khâu vết rách độ 3 và có thể mất một khoảng thời gian tối thiểu như rách độ 2 hoặc lâu hơn để vết thương lành lại và mẹ cảm thấy thoải mái.

Vết rách tầng sinh môn độ 4 đi qua cơ thắt hậu môn suốt đường vào ống hậu môn hoặc trực tràng. Hầu hết sản phụ với tình trạng này sẽ không có vấn đề gì phát sinh thêm nếu có sự chăm sóc hợp lý. Bao gồm các việc như vệ sinh cá nhân tốt, chế độ ăn uống, vật lý trị liệu, thuốc giảm đau và thuốc nhuận tràng (thuốc làm mềm phân).

Tuy nhiên, một số sản phụ có thể gặp khó khăn để kiểm soát đi tiểu, xì hơi hoặc đi tiêu. Điều này được gọi là không tự chủ và sẽ cần phải được bác sĩ theo dõi và điều trị.

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến so với vết rách tầng sinh môn, sản phụ cũng có thể bị rò trực tràng-âm đạo. Đây là một đoạn ống liên kết âm đạo với trực tràng. Các triệu chứng bao gồm việc hơi dư và phân đi qua âm đạo. Phải nói với bác sĩ nếu có một trong những triệu chứng này vì rất dễ bị nhiễm trùng.

Rách tầng sinh môn độ ba và độ bốn là một biến chứng không phổ biến khi sinh con. Nó có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến ruột, bàng quang và chức năng tình dục của sản phụ nữ. Rối loạn chức năng ruột, bàng quang. Và trong một số trường hợp, có thể ảnh hưởng vĩnh viễn.

Các bước sau đây sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng lâu dài. Thời gian để phục hồi tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Hãy thoải mái và cho mình thời gian để lành lại vết thương.

3. Có thể phòng ngừa rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4 không?

Rách Tầng Sinh Môn Sau Sinh - Milena - 1

Phòng Ngừa Vết Rách Tầng Sinh Môn Sau Sinh

Không thể dự đoán, hoặc thậm chí ngăn chặn khả năng rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ

4. Có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng rách độ 3 hoặc độ 4, bao gồm:

  • Một bên vai của em bé bị kẹt sau xương mu
  • giai đoạn thứ hai của chuyển dạ kéo dài (thời gian từ khi cổ tử cung giãn hoàn toàn đến khi sinh)
  • đây là lần sinh thường đầu tiên
  • bé có kích thước quá lớn
  • sinh con cần có sự hỗ trợ (kẹp thai hoặc hút thai)

Có một số cách mẹ có thể áp dụng để phòng tránh rách tầng sinh môn độ 3 và độ 4:

  • Sinh con chậm, có kiểm soát giúp giảm nguy cơ rách tầng sinh môn. Vì khi đó đáy chậu có nhiều thời gian giãn ra dần. Ví dụ nên chờ và đừng cố rặn khi đầu của con ló ra.
  • Chườm ấm vùng đáy chậu khi chuyển dạ có thể làm giảm nguy cơ bị rách tầng sinh môn.

4. Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh

1. Cách giữ tầng sinh môn sạch sẽ và không bị nhiễm trùng

  • Vệ sinh cá nhân là rất quan trọng. Nên tắm kỹ ít nhất một lần và rửa vùng đáy chậu 3 – 4 lần 1 ngày. Dùng bình xịt giảm đau tầng sinh môn sau mỗi lần vệ sinh.
  • Thay băng vệ sinh ít nhất bốn đến sáu giờ một lần để giữ vết thương sạch nhất có thể
  • Luôn lau vùng đáy chậu khô hoàn toàn từ trước ra sau sau khi rửa để tránh đưa vi trùng từ trực tràng vào vùng âm đạo. Phải rửa vùng đáy chậu sau khi đi tiêu.
  • Hạn chế tối đa sử dụng máy sấy tóc để làm khô vùng đáy chậu. Nếu sử dụng chỉ dùng ở chế độ sấy lạnh, không có nhiệt độ. Không cẩn thận có thể làm kéo dài thời gian lành hoặc gây bỏng cho vùng sinh dục.
  • Dùng thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và phá vỡ vết thương.

2. Cách giúp giảm đau tầng sinh môn

  • Giữ sạch sẽ không nhiễm khuẩn
  • Chườm túi nước đá vào vùng đáy chậu cứ sau vài giờ trong 12 giờ đầu tiên sau khi sinh. Có thể tiếp tục dùng túi nước đá để giảm đau trong thời gian dài hơn (24 giờ 48 giờ sau sinh).
  • Dùng bình xịt giảm đau tầng sinh môn New Mama Bottom Spray. Đây là phương pháp làm giảm đau nhanh chóng, hiệu quả, đơn giản và an toàn nhất. Được các bác sĩ ở Hoa Kỳ khuyên dùng cho các sản phụ sau sinh. Tìm hiểu thêm Giảm Đau Tầng Sinh Môn Tự Nhiên Tại Đây.
  • Cố gắng chỉ đứng và ngồi trong thời gian ngắn vì nó có thể làm căng vùng đáy chậu. Khi cho bé bú, hãy thay đổi tư thế ngồi và thỉnh thoảng nằm xuống cho bé bú để giảm đau
  • Nằm xuống để nghỉ ngơi khoảng 20 – 40 phút mỗi giờ trong hai đến bốn ngày đầu tiên. Điều này sẽ giúp vết khâu lành lại.
  • Tránh cử động hai chân, ngồi dậy nhanh và nâng vật nặng (bao gồm cả việc bế các em bé khác). Vì điều này gây thêm căng thẳng cho vùng đáy chậu.
  • Lên và xuống giường ở tư thế nghiêng. Nó giúp làm giảm căng thẳng cho vùng đáy chậu.

Chai xịt giảm đau tầng sinh môn New Mama Bottom Spray

Chai xịt giảm đau tầng sinh môn New Mama Bottom Spray

3. Đi tiêu sau khi bị rách tầng sinh môn

Trong vài ngày đầu sau khi sinh, nên áp dụng chế độ ăn ít chất xơ để giảm bớt số lần đi tiêu và giảm căng thẳng khi phân đi qua trực tràng. Sau ngày thứ 3, có thể chế độ ăn nhiều chất xơ trở lại. Chất xơ sẽ tạo phân dễ dàng hơn và qua trực tràng dễ hơn.

Giữ cho phân mềm và liên hệ bác sĩ nếu chưa đi tiêu được sau 48 giờ.

Áp dụng tư thế đại tiện như hướng dẫn. Đây là tư thế được các nhà  vật lý trị liệu khuyên nên áp dụng. Phân cứng đi qua đại tràng có thể làm chậm quá trình lành lại.

Đỡ vùng đáy chậu bằng tay trong khi đi tiêu, cười, ho, hắt hơi, v.v.

Có thể dùng các chất làm mềm phân để giúp đi tiêu dễ hơn, như chất Natri Docusate của Dulcoease Pink thường an toàn và được khuyên dùng. Đảo bảo uống nhiều nước với các loại thuốc này. Bởi vì điều này sẽ giúp giảm khả năng bị táo bón.

Nếu bạn dễ bị táo bón, hãy sử dụng các chất làm mềm phân đến sáu tuần sau khi sinh. Nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng.

4. Các bài tập giúp phục hồi tầng sinh môn

Bài tập Kegel giúp giảm đau tầng sinh môn - Milena - 1

Bài tập Kegel nhẹ giúp giảm đau tầng sinh môn

Nên tránh các bài tập ảnh hưởng đến cơ sàn chậu trong sáu tuần sau sinh. Các vận động này có thể làm căng vết thương và làm vỡ vết thương.

Nên kích hoạt các cơ bắp trước khi di chuyển

Thực hiện các bài tập nhẹ để cải thiện lưu thông máu và giảm sưng và đau

Các bài tập giúp phục hồi nhanh hơn và bảo vệ chỉ khâu.

5. Về nhà sau sinh

Điều quan trọng là tiếp tục chăm sóc bản thân khi về nhà. Không nên về nhà cho đến khi đã đi tiêu được và bạn cảm thấy khỏe lại.

6. Gặp bác sinh sau sinh

Bạn sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa sáu tuần sau khi sinh em bé để kiểm tra. Điều này có thể bao gồm kiểm tra âm đạo. Nếu trước đó có thắc mắc gì nên liên hệ bác sĩ để nhờ tư vấn và hỗ trợ.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái, có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn.

Nếu thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, vỡ vết thương hoặc xuất huyết ở vùng đáy chậu, phải lập tức đi gặp bác sĩ.

Nếu bạn gặp khó khăn khi kiểm soát đi tiểu, hãy liên hệ bác sĩ. Nếu cần họ sẽ giới thiệu đến bác sĩ phụ khoa và / hoặc bác sĩ tiết niệu.

5. Các câu hỏi thường gặp về tầng sinh môn

1. Tại sao tầng sinh môn bị đau?

Phòng ngừa rách tầng sinh môn khi sinh - Milena -1

Nguyên nhân gây đau tầng sinh môn khi sinh

Nguyên nhân chính gây đau vùng đáy chậu là do tầng sinh môn bị rạch hoặc rách trong khi sinh.

Ngay cả khi bạn không bị rách tầng sinh môn độ 3 hoặc 4, đáy chậu vẫn bị bầm tím và đau sau khi sinh em bé.

Bởi vì đáy chậu là một khu vực rất mềm cho vết cắt hoặc vết khâu. Quá trình phục hồi tầng sinh môn có thể mất nhiều thời gian hơn những bộ phận khác trong cơ thể.

Thời gian lành vết khâu tầng sinh môn thay đổi từ người này sang người khác và cũng tuỳ thuộc vào độ sâu của vết rách tầng sinh môn. Vết rách độ 3 hoặc độ 4 có thể có đau / khó chịu trong ba tháng hoặc lâu hơn.

2. Có thể làm gì để giảm đau tầng sinh môn?

Chườm đá liên tục trong 24 giờ 48 giờ đầu tiên

Rửa vùng đáy chậu và giữ khô thoáng

Dùng bình xịt giảm đau tầng sinh môn thành phần tự nhiên

Nằm càng nhiều càng tốt, thay vì đứng hoặc ngồi

Tập nhẹ bài tập cơ bụng

Di chuyển nhẹ nhàng, tránh gây đau

3. Rách tầng sinh môn ăn gì?

thuc-pham-nhieu-chat-xo-giam-tao-bon-trong-thai-ky

Sau 3 ngày, ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm đau tầng sinh môn

Trong vài ngày đầu tiên, thường nên có chế độ ăn ít chất xơ và nhiều chất lỏng. Thực phẩm bao gồm bánh mì trắng, mì ống tinh chế, gạo và bánh ngô, bỏng gạo, trứng, cá, phô mai, thịt heo và thịt gà (không da), một ít trái cây và rau quả chín mềm, không da. Sau ba ngày, ăn chế độ ăn nhiều chất xơ để hỗ trợ làm phân mềm ra, dễ đi tiêu.

Nên thêm vào khẩu phần ăn bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, mì nâu và gạo nguyên cám. Ăn trái cây ít nhất 4 lần và ăn rau ít nhất 5 lần mỗi ngày. Uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày, để giảm nguy cơ táo bón.

4. Quan hệ tình dục sau khi rách tầng sinh môn?

Có thể quan hệ tình dục lại sau khi cơ thể đã hoàn toàn lành. Sớm nhất là sáu tuần sau khi sinh em bé, cũng có thể mất hơn ba tháng trước khi có thể quan hệ tình dục lại. Một số ít phụ nữ có thể liên tục bị đau khi quan hệ tình dục lại sau sinh. Nếu có hiện tượng này, nên gặp bác sĩ để kiểm tra lại vùng sinh môn.

5. Khi nào tôi có thể đi bơi?

Khi máu đã ngừng và vết khâu tầng sinh môn đã lành hoàn toàn.

6. Phải làm gì nếu tiếp tục có các triệu chứng đi tiêu và đi tiểu không tự chủ?

Liên hệ với bác sĩ sản khoa.

Khi cần thiết, bác sĩ sản khoa sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ tiết niệu.

7. Có cần phải theo dõi tiếp tục không?

Có. Tất cả phụ nữ sau sinh nên được bác sĩ sản khoa kiểm tra sau ba tháng.

8. Việc mang thai và sinh con sau này có bị ảnh hưởng gì không?

Việc sinh con trong tương lai sẽ phụ thuộc vào mức độ bạn hồi phục sau khi sinh em bé. Nếu đã bình phục hoàn toàn, không có bằng chứng nào cho thấy cách tốt nhất để em bé sau chào đời.

Tuy nhiên, nếu có vấn đề không tự chủ khi đi tiêu, đi tiểu, đặc biệt là kiểm soát nhu động ruột, sinh thường có thể làm cho vấn đề này tồi tệ hơn. Tất cả phụ nữ sẽ được bác sĩ tư vấn về những lợi ích và rủi ro có thể của sinh thường và sinh mổ.

9. Lời khuyên cuối cùng cho việc chăm sóc vết rách tầng sinh môn

Tư Thế Đi Đại Tiện Sau Khi Rách Tầng Sinh Môn

Tư Thế Đi Đại Tiện Sau Khi Rách Tầng Sinh Môn

  • Tránh táo bón
  • Dùng chất mềm phân an toàn cho mẹ sau sinh giúp cho phân mềm dễ đi ra.
  • Áp dụng tư thế đại tiện phù hợp
  • Dùng thuốc xịt giảm đau tầng sinh môn thành phần tự nhiên
  • Không dùng thuốc đặt hậu môn. Vì nó có thể làm nặng thêm vết rách tầng sinh môn hoặc gây nhiễm trùng
  • Bắt đầu bài tập theo hướng dẫn
  • Giữ vết thương sạch và khô
  • Nếu thấy vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, liên hệ bác sĩ ngay.
  • Nhớ đi khám bác sĩ sau sinh đúng lịch
Luôn luôn nhớ: Thoải mái và hãy cho mình thời gian để lành lại vểt rách tầng sinh môn.

Rách tầng sinh môn là lỗi lo lắng của nhiều mẹ sau sinh. Nhưng nếu biết chăm sóc tầng sinh môn đúnc cách, vết rách tầng sinh môn sẽ lành nhanh. Nó giúp tránh các đau đơn không cần thiết cho mẹ sau sinh. Mẹ khoẻ mạnh và có thời gian để chăm sóc cho bản thân và con nhỏ.

Cách Cho Trẻ Sơ Sinh Uống Vitamin D3 Hữu Cơ Mommy’s Bliss Đúng Cách

Bài Viết Tham khảo :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here