Là cha mẹ, chúng ta đã quá quen với việc trẻ khóc đêm. Các cách dỗ con sẽ khác nhau. Chúng ta có thể thử các cách như cho con bú, da tiếp da, thủ thỉ với con, hoặc rung lắc nhẹ nhàng để dỗ em bé đang quấy khóc.
Điều gì xảy ra khi trẻ đột nhiên hét lên hoặc trẻ khóc đêm với vẻ rất đau đớn, nhưng trẻ vẫn đang ngủ? Trẻ sơ sinh có thể bị ác mộng không? Và làm thế nào bạn có thể dỗ trẻ khóc đêm trong khi vẫn đang ngủ?
Trước tiên, chúng ta hãy xem xét các mẫu giấc ngủ khác thường của trẻ sơ sinh. Nó có thể là nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm trong khi vẫn đang ngủ. Khi hiểu những nguyên nhân đằng sau những gián đoạn khi ngủ này của trẻ, bố mẹ sẽ giúp dễ dàng tìm ra cách tốt nhất để xử lý.
Trẻ khóc đêm khiến nhiều mẹ lo lắng và mệt mỏi, thậm chí stress
1. Mẫu ngủ của trẻ sơ sinh. TRẺ KHÓC ĐÊM
Bất cứ ai đặt ra thuật ngữ “ngủ như em bé” có lẽ đã không dành nhiều thời gian để thực sự tìm hiểu trẻ sơ sinh.
Trẻ có thể là những người ngủ nhưng không yên giấc. Đặc biệt là khi trẻ vừa chào đời. Do những đồng hồ sinh học nhỏ bé bên trong chưa hoạt động đầy đủ, trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày. Nhưng nó được chia ra làm rất nhiều giấc ngủ ngắn.
Các chuyên gia khuyên bạn nên đánh thức trẻ sơ sinh cứ 2 đến 3 giờ một lần để cho bú cho đến khi trẻ tăng cân đều đặn. Đôi khi trong vài tuần đầu tiên. Sau đó, trẻ sơ sinh mới có thể ngủ bốn hoặc năm giờ một lần. Việc này có thể sẽ tiếp tục cho đến khi trẻ khoảng 3 tháng tuổi. Khi đó trẻ sơ sinh thường bắt đầu ngủ từ tám đến chín tiếng vào ban đêm, cùng với một số giấc ngủ ngắn ban ngày. Nhưng thời gian ngủ ban đêm đó có thể có một vài gián đoạn. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có khoảng một nửa số giờ ngủ của mình ở trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM).
Giấc ngủ REM, hay còn gọi là ngủ nông, được đặc trưng bởi một vài đặc điểm chung: TRẺ KHÓC ĐÊM
- Tay và chân của bé có thể giật hoặc co.
- Đôi mắt của trẻ có thể di chuyển từ bên này sang bên kia dưới mí mắt đang khép kín.
- Hơi thở của bé có vẻ bất thường và có thể ngừng hoàn toàn trong vòng 5 đến 10 giây. Đây là tình trạng được gọi là nhịp thở bình thường định kỳ của trẻ sơ sinh trước khi bắt đầu lại với một cơn thở nhanh.
Giấc ngủ sâu, hoặc giấc ngủ không REM, là khi trẻ không cử động gì cả và hơi thở sâu và đều đặn.
Trong khi chu kỳ ngủ của người lớn – sự chuyển tiếp từ ngủ nông sang ngủ sâu và vòng ngược lại – kéo dài khoảng 90 phút. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn nhiều, khoảng 50 đến 60 phút. Điều đó có nghĩa là trẻ sơ sinh có thể tạo những tiếng ồn ào vào ban đêm. Bao gồm việc trẻ khóc đêm, thậm chí khi trẻ vẫn ngủ, không cần thức dậy.
Trẻ khóc đêm thường khi con chuyển giữa các giai đoạn của giấc ngủ
2. Làm thế nào để dỗ trẻ trong khi trẻ vẫn đang ngủ?. TRẺ KHÓC ĐÊM
Phản ứng tự nhiên của cha mẹ khi nghe tiếng con khóc có thể là đánh thức con dậy và dỗ dành, âm yếm con. Nhưng việc tốt nhất lại là chờ đợi và quan sát con.
Con bạn đang gây ra tiếng ồn, khóc đêm trong khi ngủ không phải luôn là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng thức dậy. Em bé có thể gây ồn ào trong giây lát khi chuyển từ giấc ngủ nông sang giấc ngủ sâu trước khi dịu lại. Đừng vội vã dỗ con chỉ vì con quấy khóc một chút khi đang ngủ đêm.
Để ý đến tiếng con khóc.
Trẻ khóc trong đêm có thể vì trẻ bị ướt, đói, lạnh hoặc thậm chí bị bệnh sẽ không lại ngủ trong một hoặc hai phút. Những tiếng quấy khóc đó sẽ lớn hơn rất nhanh chóng. Đây chính là dấu hiệu để bạn phản ứng, tìm nguyên nhân con khóc. Những lúc thế này, hãy cố gắng thực hiện các việc cần thiết nhẹ nhàng và yên tĩnh nhất. Làm những gì cần phải làm, dù là cho con bú hoặc thay tã cho con. Nhưng hạn chế các tác động không cần thiết như bật đèn sáng hoặc nói lớn tiếng. Mục đích là để trẻ hiểu rõ ràng rằng ban đêm là để ngủ.
Hãy nhớ rằng, em bé gây ra tiếng ồn ào hoặc khóc đêm khi đang ngủ. Khi con đang chuyển giữa các giai đoạn trong giấc ngủ thì con sẽ dường như đang ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ. Có thể khó nhận biết được con có tỉnh táo hay ngủ không. Một lần nữa, chờ đợi và quan sát con là hành động tốt nhất mà ba mẹ có thể làm khi trẻ khóc đêm. Bạn không cần phải dỗ một em bé khóc trong khi đang ngủ giống như cách bạn làm khi con thức.
3. Trẻ sơ sinh có gặp ác mộng không?. TRẺ KHÓC ĐÊM
Một số bậc cha mẹ lo lắng rằng con khóc đêm khi ngủ có nghĩa là con đang gặp ác mộng. Đây là một đề tài không có câu trả lời rõ ràng. Mặc dù một số trẻ sơ sinh có thể bắt đầu xuất hiện các khủng hoảng ban đêm vào khoảng 8 đến 12 tháng tuổi. Loại rối loạn giấc ngủ này khác với những cơn ác mộng. Có xu hướng bắt đầu muộn hơn, khoảng 3 hoặc 4 tuổi.
Khủng hoảng ban đêm của trẻ sơ sinh diễn ra trong giai đoạn ngủ sâu. Em bé có thể bắt đầu khóc hoặc thậm chí đột ngột la hét lên nếu vì lý do nào đó giai đoạn ngủ này bị gián đoạn. Điều này có thể gây cho cha mẹ hoảng loạn, đặc biệt là vào ban đêm. Em bé không biết mình đang tạo ra một sự lo lắng như vậy. Và con sẽ không nhớ việc này vào buổi sáng khi thức dậy. Điều tốt nhất bạn có thể làm là đảm bảo em bé của bạn được an toàn.
4. Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?
Có thể có những lý do khác làm trẻ khóc đêm khi ngủ. Nếu việc trẻ quấy khóc đêm ảnh hưởng đến thói quen hoạt động ban ngày của bé, hãy gặp bác sĩ. Có thể có vấn đề gì đó ví dụ như việc con mọc răng hoặc bị bệnh nào đó.
Trẻ khóc đêm có thể do một số nguyên nhân như bệnh, mọc răng
5. Như vậy chúng ta có thể tóm tắt qui trình xử lý việc trẻ quấy khóc ban đêm như sau.
Bước 1. Chờ đợi và quan sát trẻ 1 – 2 phút.
Bước 2. Nếu trẻ vẫn khóc, hãy kiểm tra và thực hiện các việc có khả năng xảy ra nhất vào ban đêm đối với trẻ là cho trẻ bú. Thay tã cho trẻ. Lưu ý thực hiện với hạn chế tối đa các tác động có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con như ánh sáng, tiếng ồn.
Bước 3. Kiểm tra xem có có bị sốt hay bị bệnh gì không.
Trước khi ngủ
- Đảm bảo các điều kiện tốt cho giấc ngủ của con (quấn khăn chắc chắn khi con còn nhỏ, đảm bảo đủ ấm. Đảm bảo nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh).
- Đảm bảo không gian ngủ của con yên tĩnh, không có những âm thành lớn, bất thường khiến con giật mình khi ngủ.
- Tắt toàn bộ đèn, giúp con có một điều kiện ngủ tốt nhất và giúp con hiểu tắt đèn là đi ngủ.
- Kiểm tra, phòng tránh các nguyên nhân SIDS ở trẻ sơ sinh.
Ban ngày
- Kiểm tra xem khi con khóc đêm có ảnh hưởng gì đến các hoạt động ban ngày theo thói quen của con không.
Bản thân con tôi hiện giờ hơn 2 tuổi rưỡi nhưng vợ tôi vẫn phải thức dậy dỗ con mỗi khi con ọ ọe ban đêm. Rất may hôm nay tôi đã tìm hiểu và tìm ra được giải pháp cho vợ mình. Giải quyết được việc con quấy khóc đêm. Hy vọng bài viết cũng sẽ giúp được nhiều mẹ biết cách dỗ con khi con quấy khóc khi ngủ về đêm. Giúp mẹ có thể có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Đảm bảo sức khỏe cho m và đảm bảo sức khỏe cho con.
Tham khảo các bài viết liên quan:
- 12 LÝ DO TRẺ QUẤY KHÓC VÀ CÁCH DỖ NÍN KHÓC
- HỘI CHỨNG ĐỘT TỬ Ở TRẺ SƠ SINH (SIDS) VÀ AN TOÀN CHO BÉ KHI NGỦ (PHẦN 1)
- HỘI CHỨNG ĐỘT TỬ Ở TRẺ SƠ SINH (SIDS) VÀ AN TOÀN CHO BÉ KHI NGỦ (PHẦN 2)
- TRẺ SINH NON BÚ SỮA MẸ
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO CON BÚ SAU SINH MỔ
- NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM MẸ ÍT SỮA CHO CON
- NUÔI TRẺ SONG SINH HOẶC SINH BA BẰNG SỮA MẸ
- NÊN CHO CON BÚ HAY DÙNG MÁY HÚT SỮA
- TẠI SAO PHẢI DA TIẾP DA SAU SINH?
_______________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh
0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube