Cân nặng của trẻ sơ sinh, chiều cao của trẻ sơ sinh làm cho người lớn lo lắng. Nhưng chúng ta chỉ cần hiểu đúng về chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh thì điều đó không đáng lo lắng. Chúng ta chỉ hay quan tâm đến việc con bao nhiêu kg, có sổ sữa không,… Rồi than vãn với nhau sao mà con tôi, cháu tôi còi thế,… Nhưng lại không biết điều quan trọng nhất là trẻ sơ sinh có phát triển theo đúng kênh của nó hay không.
1. Sai lầm về cân nặng của trẻ sơ sinh
Con mình nó cứ roi roi. Cũng hơn 3 tuổi rồi mà mới chỉ có khoảng 12kg. Mình còn nhớ con mình ở khoảng cân nặng hơn 10kg đến 12kg cũng phải từ khi con hơn 1 tuổi. Vợ chồng mình lo lắng, cho con đi khám bác sĩ.
Đợt đầu khi khám ở Nhi Đồng, vừa vào là bác sĩ nói ngay: Suy dinh dưỡng rồi. Cho uống thuốc a, b, c, … nhé. Mình hoảng ngay. Tính hỏi bác sĩ nhưng do bên đó động quá. Nói xong thì bác sĩ đã bảo đi ra luôn rồi, chẳng kịp hỏi câu nào.
Ấm ức đi về nhà, tâm trong lo lắng hỗn độn. Tôi vốn là gu không muốn cho con uống thuốc nên cầm thuốc về nhưng chần chừ. Chẳng muốn cho con uống. Không thoải mái nên tôi đi tìm kiếm thêm thông tin trên mạng để kiểm chứng lại thông tin bác sĩ Nhi Đồng nói. Vô tình tôi biết đến bệnh viện Victoria rất chu đáo, tận tình. Tôi còn nghe được ngồi nói chuyện với bác sĩ của 30 phút.
Nghe thế tôi sắp xếp và cho con đi khám luôn.
Câu đầu tiên tôi hỏi là sao con em nhỏ thế, mãi nó không lớn. Lần ấy tôi cho con khám trên đường Đinh Tiên Hoàng. Gặp bác sĩ Duyên. Bác nói: Con của chị đang phát triển rất tốt đấy. Chị yên tâm nhé. Con lại còn rất thông minh. Làm những thứ trước độ tuổi của mình rồi.
Tôi vẫn hỏi lại: Dạ đúng rồi. Nhưng sao nó nhỏ quá….
Bác sĩ lại trả lời: Đúng rồi, mọi người sẽ nói là con nhỏ. Nhưng đối với bác sĩ con là đẹp, rất đẹp đấy.
Lo lắng về cân nặng, chiều cao của con, tôi cho con đi khám bác sĩ Trí Đoàn để được nghe giải thích rõ ràng.
2. Hiểu đúng biểu đồ tăng trưởng của bé
Biểu đồ phát triển của trẻ sơ sinh là bé gái từ 0 – 24 tháng của WHO
Như đúng cái tên của nó. Biểu đồ tăng trưởng của em bé hoặc trẻ sơ sinh cho thấy trẻ đang phát triển như thế nào. Điều quan trọng là không so sánh kích thước. Khối lượng một trẻ này với các trẻ khác bởi vì điều này có thể gây hiểu nhầm. Điều quan trọng nhất là trẻ sơ sinh khỏe mạnh, hạnh phúc và phát triển phù hợp.
3. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh là gì?
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ, bác sĩ theo dõi xem em bé đang phát triển như thế nào. Bé trai và bé gái, cho trẻ sơ sinh và cho trẻ lớn hơn sẽ có biểu đồ tăng trưởng khác nhau.
Biểu đồ tăng trưởng ghi lại những thay đổi về chiều cao, cân nặng và chu vi đầu của bé. Số liệu các lần đo được đánh dấu trên biểu đồ. Để bác sĩ và bố mẹ có thể thấy chúng thay đổi theo thời gian như thế nào. Trên trục dọc (lên xuống) là chiều cao, cân nặng hoặc chu vi đầu. Trên trục ngang (từ bên này sang bên kia) là tuổi của bé.
Có thể sẽ có một biểu đồ tăng trưởng trong hồ sơ sức khỏe của trẻ (thường có màu xanh. Đỏ hoặc xanh lục, tùy thuộc cách bác sĩ sử dụng). Bác sĩ sẽ lưu trữ biểu đồ sinh của trẻ.
Tất cả trẻ sơ sinh đều phát triển với tốc độ khác nhau và sự phát triển bình thường là phổ biến nhiều. Miễn là trẻ sơ sinh tiếp tục phát triển, phản ứng nhanh và khỏe mạnh. Thì thường sẽ không cần phải lo lắng về xu hướng trên biểu đồ tăng trưởng.
4. Cách hiểu phần trăm (bách phương vị)
Biểu đồ phát triển của trẻ sơ sinh (bé trai) 0 – 36 tháng của CDC
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh thường được tính bằng tiêu chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những điều này cho thấy sự tăng trưởng bình thường ở trẻ sơ sinh trong 5 năm đầu tiên. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh cho phép bác sĩ so sánh sự tăng trưởng. Của một trẻ sơ sinh với tất cả các em bé khác cùng tuổi.
Giống như người lớn, em bé có đủ hình dạng và kích cỡ. Các biểu đồ tăng trưởng thể hiện điều này bằng cách sử dụng ‘phần trăm / bách phương vị’. Chẳng hạn, một em bé ở bách phân vị thứ 50 về cân nặng. Nằm ngay giữa phạm vi bình thường: 50% trẻ ở độ tuổi này sẽ nhẹ hơn và 50% trẻ sẽ nặng hơn. Một em bé ở bách phân vị thứ 5 nhẹ hơn 95% so với các em bé khác ở cùng độ tuổi đó. Một em bé ở bách phương vị thứ 90 có trọng lượng hơn 90% các em bé khác ở độ tuổi đó.
Một số bé sẽ luôn nhỏ và số khác sẽ luôn lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng là trẻ đang tăng trưởng như mong đợi theo đúng như bách phương vị của mình. Các biểu đồ giúp theo dõi sự phát triển của trẻ. Bằng cách hiển thị các đường cong tăng trưởng bình thường (nghĩa là luôn tăng). Bác sĩ sẽ vẽ biểu đồ tăng trưởng của trẻ để xem nó có theo mô hình tương tự với các bé khác trên bách phương vị đó không.
5. Trẻ sơ sinh sẽ được đo như thế nào?
Cần đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh đúng cách
Trẻ sơ sinh sẽ được cân và đo khi sinh. Sau đó, sẽ được đo mỗi tháng một lần hoặc lâu hơn thường là đủ để theo dõi chúng đang phát triển như thế nào. Đừng lo lắng nếu cân nặng trẻ tăng giảm từ ngày này sang ngày khác. Điều này là hoan toan bình thường.
Trẻ dưới 2 tuổi thường được cân bằng loại cân đặc biệt cho trẻ sơ sinh (trẻ sơ sinh sẽ nằm xuống bàn cân). Loại cân này sẽ đo chính xác hơn cân nặng của trẻ sơ sinh không có quần áo cho đến khi trẻ được 12 tháng. Sau khi trẻ lên 2, trẻ có thể được đo khi đứng và khi mặc bộ quần áo nhẹ. Chu vi vòng đầu bé sẽ được đo bằng thước dây.
Nếu trẻ sinh non, tuổi của trẻ cần được điều chỉnh trên biểu đồ cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi.
Biểu đồ tăng trưởng có thể được sử dụng cho đến khi trẻ bước sang tuổi 18. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu những kiểm tra sức khỏe khác nếu thấy cần thiết để đảm bảo trẻ đang tăng trưởng và phát triển bình thường.
6. Khi nào nên lo lắng về cân nặng của trẻ sơ sinh?
Kiểm tra số tã ướt, tã bẩn để đảm bảo trẻ bú đủ cho sự phát triển
Các bậc cha mẹ thường lo lắng rằng con mình không đủ lớn. Tuy nhiên, trong khi việc đo lường sự tăng trưởng của một đứa trẻ để xem trẻ có khỏe mạnh và phát triển đúng cách hay không, thì nó không phải là cách duy nhất để biết trẻ có khỏe mạnh hay không.
Tất cả trẻ sơ sinh sẽ giảm một ít trọng lượng trong tuần đầu sau khi sinh. Hầu hết các bé tăng gấp đôi cân nặng sau khi sinh 4 tháng và tăng gấp ba lần sau 13 tháng (đối với bé trai) hoặc 15 tháng (đối với bé gái).
Con bạn đang phát triển tốt nếu:
– có ít nhất 5 tã lót rất ướt mỗi ngày
– Phân kích thước vừa phải và mềm
– có màu da và trương lực cơ tốt
– đang đáp ứng các mốc phát triển khác
Tăng cân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng hoặc nôn mửa. Nếu bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Nếu trẻ thay đổi nhiều trên bách phương bị trên biểu đồ tăng trưởng. Ví dụ nếu trẻ giảm 2% – thì hãy nói chuyện với bác. Bác sĩ sẽ đánh giá xu hướng tăng trưởng của trẻ em để xem liệu có cần phải can thiệp gì không.
Hãy nhớ rằng, đừng so sánh sự phát triển của con với những đứa trẻ khác. Điều quan trọng là trẻ tiếp tục phát triển theo cùng một kênh bách phương vị chứ không phải là con nặng bao nhiêu kg. Con chỉ cần “đẹp” trong mắt bác sĩ là ổn.
Bài Viết Tham khảo :
- Bí Mật Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Nhàn Tênh
- 25 Mẹo Phòng Chống Và Chữa Tắc Tia Sữa và Căng Tức Sữa Hiệu Quả Nhất
- Núm Vú Trợ Ti (Trợ Ty) Nào Tốt? Mua Ở Đâu?
- Cẩm Nang Và Kinh Nghiệm Chữa Tắc Tia Sữa Sau Sinh
_________________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube