Chọn thời điểm thích hợp cho bé bú

Hỏi đáp về việc cho bé bú sữa mẹ bằng bình sau khi hút sữa bằng máy

 

Khi nào có thể cho bé bú sữa mẹ hút bằng máy hút sữa? Làm thế nào để cho con bú một cách tốt nhất? Có nên lo lắng về việc bé quen bú bình sẽ không chịu bú mẹ nữa không? Chúng tôi sẽ trả lời tất cả các câu hỏi về việc cho bé sữa mẹ bằng bình.

Khi nào nên cho con bú sữa mẹ bằng bình sau khi hút?

Nếu con bạn khỏe mạnh và việc bú mẹ diễn ra bình thường, bạn không nên vội cho bé bú sữa mẹ bằng bình. Trong 4 tuần đầu tiên, hai mẹ con cùng nhau bắt đầu xây dựng cơ chế sản xuất sữa mẹ trong khi bé học cách bú mẹ hiệu quả. Việc cho bé bú bình quá sớm khi không cần thiết trong tháng đầu tiên có thể làm gián đoạn những quá trình trên.

Khi nào mẹ nên tập bé bú bình?
                                      Khi nào mẹ nên tập bé bú bình?

Nhưng nếu bé gặp khó khăn trong việc ngậm hoặc bú mẹ vì bất kỳ lý do gì. Thì hãy bắt đầu cho bé bú sữa mẹ bằng bình ngay khi có thể sau khi sinh. Tham khảo các bài viết về chủ đề khắc phục các vấn đề trong tuần đầu tiên sau sinh và cho bé sinh non hoặc bé sơ sinh có những nhu cầu đặc biệt bú sữa mẹ.

Có thể cho bé bú sữa mẹ bằng bình như thế nào?

Có một số giải pháp cho bé bú được thiết kế đặc biệt giúp bạn cho bé bú sữa mẹ bằng bình, tùy theo nhu cầu của bạn và bé.

Tập bé bú bình trước khi mẹ trở lại công việc
                               Tập bé bú bình trước khi mẹ trở lại công việc

Ví dụ như núm vú cao su hiệu Calma của Medela, bình sữa chỉ cho dòng sữa chảy khi bé tạo chân không bằng cách bú mút. Điều này có nghĩa là bé có thể bú bình theo cùng phương pháp như bú mẹ, chuyển động lưỡi và chuyển động hàm như khi bú mẹ. Được phát triển bởi các chuyên gia về bú mẹ từ Đại học Western, Úc. Núm vú Calma cho phép bé hút, nuốt, ngừng lại và thở y như khi bú mẹ. Bằng cách duy trì hành vi bú mút tự nhiên của trẻ. Núm vú Calma được thiết kế để giúp bé dễ dàng chuyển từ bú mẹ sang bú bình và ngược lại.

Medela còn chế tạo hai loại núm vú cho bình sữa thông thường với hai cách chảy sữa.

Tất cả các loại núm vú của Medela đều có thể được gắn trực tiếp vào bình sữa mà mẹ đã dùng. Để hút sữa, để hạn chế tối đa rủi ro bị đổ sữa.

Núm vú giả giúp hạn chế thoát sữa ra ngoài
                   Núm vú giả giúp hạn chế thoát sữa ra ngoài

Nếu bé sơ sinh cần sữa vắt sẵn nhưng mẹ không muốn cho bé bú bình sớm cho đến khi bé quen với việc bú mẹ. Bạn có thể sử dụng ly đút sữa cho em bé được thiết kế để cho bé uống sữa trong thời gian ngắn. Cách này giúp bé uống từng ngụm nhỏ sữa mẹ. Mẹ nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia sức khỏe khi cho bé sử dụng ly em bé lần đầu tiên. Để đảm bảo cả hai mẹ con đều nắm được kỹ năng này.

Đối với những bé cần bú thêm sữa mẹ vắt sẵn. Bổ sung cho cữ bú trực tiếp bình thường thì một hệ thống bổ sung sữa (SNS) có thể sẽ có ích.

Nó có một ống nhỏ, linh hoạt, khớp với núm vú của bạn. Để bạn có thể cho bé bú sữa vắt ra ở một bên trong khi cho bé bú trực tiếp ở bên còn lại. Điều này cho phép bé nằm trên ngực bạn lâu hơn, kích thích ngực bạn tốt hơn để giúp duy trì nguồn sữa mẹ. Đồng thời cũng giúp bạn cải thiện kỹ năng cho bé bú mẹ trực tiếp. Cách này cũng hữu ích đối với những mẹ ít sữa hoặc với các bé được nhận nuôi hay mang thai hộ.

 

Nếu con bạn không thể tạo đủ lực bú mút để bú mẹ trực tiếp. Có thể do một khuyết tật bẩm sinh hoặc bị suy yếu một cơ quan nào đó. Bạn có thể thử những thiết bị cho bú được thiết kế riêng cho các bé có nhu cầu đặc biệt. Những thiết bị này giúp bé sơ sinh không thể bú mẹ có thể uống sữa dễ dàng hơn.

Cách tốt nhất để tập cho bé bú bình?

Nếu bạn đang cho bé bú mẹ và quyết định đã đến lúc nên tập cho bé bú sữa mẹ bằng bình. Thì hãy tham khảo những bí quyết sau:

Hãy tập từ từ

Chọn thời điểm thích hợp cho bé bú
                                 Chọn thời điểm thích hợp cho bé bú

Đừng đợi đến khi bạn đột ngột có việc phải đi và không thể về đêm đó, hay khi bạn phải đi lại lại rồi mới tập cho bé bú bình. Hãy thử bắt đầu với một lượng nhỏ sữa mẹ vắt sẵn tại một thời điểm mà cả hai mẹ con đều thấy thoải mái, không bị áp lực thời gian. Ví dụ như một vài tuần trước khi đi làm. Tăng liều lượng từ từ cho đến khi bé có thể bú đủ phần sữa trong một cữ.

Chọn thời điểm phù hợp để tập cho bé bú bình

Điều kiện lý tưởng nhất để bé bú bình lần đầu tiên là khi bé có dấu hiệu đói. Nhưng không quá đói, để bé cảm thấy thoải mái nhất.

 

Nhờ người khác cho bé bú bình

Bé có thể cảm thấy bối rối hoặc bực bội khi bạn là người cho bé bú bình. Vì bé đã quen bú trực tiếp từ mẹ. Vậy nên tốt nhất là để một người khác cho bé bú bình vào lần đầu tiên. Trong khi bạn không ở trong phòng để tránh bé nhìn thấy hoặc ngửi thấy bạn.

Không quá nóng cũng không quá lạnh

Bé có thể thích sữa ở nhiệt độ cơ thể, vào khoảng 37oC.

Nhúng và nếm thử

Hãy thử nhúng đầu núm vú bình sữa vào một ít sữa mẹ vắt ra để tạo mùi vị quen thuộc trước khi cho bé bú. Sau đó nhẹ nhàng dùng núm vú bình sữa kích thích môi trên của bé để khuyến khích bé mở miệng ra.

Tư thế cho bé bú bình

Hãy cho bé bú theo nhu cầu và ôm bé ở tư thế nửa ngồi. Đừng bao giờ cho bé bú bình khi bé đang nằm ngang hoặc dựng đứng bình sữa, để tránh bé bị sặc. Hãy cho bú theo nhịp của bé, ngừng lại khi bé muốn – thậm chí bạn có thể thử đổi bên trong khi cho bé bú.

Tập cho bé bú bình đúng cách
Tập cho bé bú bình đúng cách

Hãy kiên nhẫn

Đừng lo lắng nếu bé không chịu bú bình ở lần đầu tiên – vì có thể bạn phải thử một vài lần. Nếu bé đẩy bình sữa ra và tỏ vẻ bực bội, hãy dỗ dành và thử lại sau một vài phút. Nếu bé vẫn nhất quyết từ chối. Thì hãy đợi thêm ít phút nữa rồi cho bé bú trực tiếp như bình thường. Sau đó hãy thử tập bú bình vào một lúc khác trong ngày.

Nên cho bé bú sữa mẹ bằng bình bao nhiêu thì đủ?

Mỗi em bé có những nhu cầu khác nhau. Nghiên cứu cho thấy các bé từ 6 đến 12 tháng, một số bé có thể bú chỉ khoảng 50ml mỗi cữ bú. Trong khi những bé khác có thể bú đến 230ml mỗi cữ bú. Hãy bắt đầu với khoảng 60ml sữa rồi quan sát xem bé cần bú thêm hay bớt. Bạn sẽ sớm biết được bé thường bú bao nhiêu, nhưng đừng ép bé phải bú hết bình.

Làm thế nào để đảm bảo việc bú bình an toàn cho bé?

Luôn rửa sạch và tiệt trùng bộ dụng cụ hút sữa, bình sữa theo chỉ dẫn. Rửa sạch tay trước khi hút sữa, khi vắt sữa bằng tay hoặc khi cho bé bú. Tuân theo các hướng dẫn an toàn của về việc trữ và rã đông sữa.

Rã đông sữa đúng cách
                                              Rã đông sữa đúng cách

Nếu cần hâm sữa, hãy cho cả bình sữa hoặc túi sữa vào một tô nước ấm hoặc máy hâm sữa. Hoặc đặt dưới dòng nước ấm (tối đa 37oC). Không được hâm sữa trong lò vi sóng hoặc bếp.

Em bé có thể thích nghi được với việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình không?

Nhiều mẹ lo lắng rằng nếu cho bé bú bình quá sớm, bé sẽ quen với núm vú giả và khó quay lại việc bú mẹ. Nhiều mẹ khác lại lo lắng ngược lại – nếu không cho bé làm quen sớm với việc bú bình. Sau này bé có thể sẽ không chịu bú. Cả hai vấn đề này thường liên quan đến tình trạng bé chỉ đòi núm ti giả mà không chịu ti mẹ nữa.

Các chuyên gia không đồng tình với việc này. Chắc chắn là so với việc mút bầu vú mẹ trực tiếp để tạo lực hút sữa ra thì việc mút núm ti cao su và dòng sữa tự chảy ra nhờ trọng lực sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Một số bé tỏ ra thích bú mẹ hơn. Trong khi một số bé khác thích bú bình hơn, và không chịu cách bú còn lại. Nhưng nhiều bé lại vui vẻ chấp nhận việc thay đổi qua lại giữa hai cách.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cho bé bú bình sữa mà bạn hút ra. Hãy nói chuyện với một chuyên gia về sữa mẹ hoặc chuyên viên tư vấn cho bé bú sữa mẹ.

Nguồn tham khảo: Feeding your baby expressed milk: Your questions answered

Bài viết liên quan:

_______________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh

0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here