cho-con-bu-sau-sinh-mo-milena-4

Không Có Sữa Mẹ Sau Sinh Phải Làm Sao?

Sữa non – sữa mẹ đầu tiên, rất ít nhưng giàu thành phần miễn dịch. Sữa non bắt đầu được tạo ra trong ngực một thời gian dài trước khi em bé chào đời. Sau khi sinh, một chuỗi các sự kiện kích hoạt quá trình sản xuất sữa. Cho dù bạn có dự định cho con bú sữa mẹ hay không. Mặc dù ban đầu bạn có thể chưa thể tự mình vắt sữa non. Hoặc bạn có thể lo lắng sữa bạn không có sữa hoặc sữa “về” muộn, việc thực sự không có sữa sau sinh là RẤT HIẾM.

Hầu như chắc chắn là bạn sẽ có một lượng sữa nhất định. Tuy nhiên, bao nhiêu sữa phụ thuộc vào việc có cho con bú sớm và thường xuyên không. Cùng Milena tìm hiểu, thảo luận về nguyên nhân không có sữa hoặc sữa “về” muộn sau khi sinh.

1. Yếu tố kích hoạt sữa mẹ “về”?

Trong thời gian mang thai, nhau thai có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hoóc môn . Để phát triển nhà máy sản xuất sữa trong ngực mẹ. Sau khi sinh em bé, nhau thai tách ra khỏi tử cung và được cắt bỏ. Nó gây ra sự sụt giảm mạnh hóc môn progesterone làm cho vú bắt đầu sản xuất sữa. Khoảng 32 – 40 giờ sau khi sinh. Các hoóc môn quan trọng khác cần thiết cho sản xuất sữa là prolactin, insulin và cortisol (hóc môn căng thẳng). Oxytocin là một loại hoóc-môn khác gây kích thích “xuống sữa” ở mỗi cữ cho con bú.

2. Khi nào sữa mẹ “về”?

Các mẹ thường rất quan tậm đến sữa của họ trong vòng hai đến ba ngày sau khi sinh. Khoảng thời gian này vú đầy hoặc căng sữa sẽ thay thế dần lượng nhỏ của sữa non trước đó. Nguồn sữa tiếp tục tăng miễn là bé bú – hoặc vắt sữa bằng tay để lấy sữa ra khỏi ngực mẹ.

Tuy nhiên, nếu sữa không được lấy ra, việc sản xuất sữa sẽ bắt đầu ngưng lại. Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến bất kỳ hoóc môn nào liên quan đến quá trình cho con bú. “Xuống sữa” hoặc lấy sữa ra khỏi ngực mẹ đều có khả năng làm sữa “về” chậm. Hoặc lượng sữa mẹ ít.

Nếu sữa không được lấy ra thường xuyên, việc sản xuất sữa mẹ sẽ bắt đầu ngưng lại
Nếu sữa không được lấy ra thường xuyên, việc sản xuất sữa mẹ sẽ bắt đầu ngưng lại

3. Sữa “về” muộn

Trong một phần tư các mẹ, sữa có thể mất nhiều hơn ba ngày để “về”, đôi khi mất đến 5 ngày. Chỉ vì sữa “về” chậm không nhất thiết có nghĩa là bạn hoàn toàn sẽ không có sữa mẹ hoặc lượng sữa mẹ ít. Nhưng nó là một yếu tố rủi ro khá lớn. Những phụ nữ có sữa về muộn có nhiều khả năng bị căng thẳng về sữa mẹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc xuống sữa của mẹ — dẫn đến một vòng luẩn quẩn.

Nếu bạn thấy mình trong tình huống này. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên viên tư vấn sữa mẹ sớm nhất. Sẽ giúp bạn có giải pháp để hành động giúp tăng cường nguồn sữa của bạn và giảm sự căng thẳng của bạn.

4. Không có sữa mẹ sau khi sinh?

Một số trường hợp và một số vấn đề y tế có thể làm sữa mẹ về chậm. Không có khả năng là mẹ hoàn toàn không có chút sữa nào. Bởi vì một lượng sữa non nhỏ (sữa mẹ có đầu tiên) thường đã có trước khi em bé được sinh ra. Nếu sữa về trễ, nó có thể tạo ra một vòng tròn bổ sung thêm sữa công thức cho con. Và dẫn đến giảm lượng sữa mẹ được tạo ra tương ứng. Sau đó lại dẫn đến bổ sung thêm nhiều sữa công thức hơn và lượng sữa mẹ lại ít hơn. Các lý do của việc không có sữa mẹ sau khi sinh như sau:

1. Yếu tố sinh nở

Top 4 cách để có thai kỳ khoẻ mạnh
Yếu tố sinh nở có thể làm sữa mẹ về chậm sau sinh

• Quá trình sinh con quá căng thẳng hoặc đau đớn như giai đoạn chuyển dạ kéo dài, hoặc sử dụng kẹp hoặc mổ lấy thai ra sẽ ảnh hưởng đến mức độ của các hoóc-môn căng thẳng có thể làm sữa về chậm.

• Một lượng lớn dịch truyền tĩnh mạch (chất lỏng IV) được sử dụng trong quá trình sinh con có thể kìm hãm ngực và làm chậm việc tạo sữa.

• Mất nhiều máu (hơn 500 mL / 1 pint), ví dụ: mẹ xuất huyết sau sinh hoặc Hội chứng Sheehan có thể làm tổn thương tuyến yên trong não điều khiển các hoóc-môn tạo sữa.

• Các phần nhau thai còn xót lại có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa, bởi vì lượng hoóc môn progesterone cao hơn thay vì giảm xuống để kích hoạt sản xuất sữa mẹ.

• Thuốc giảm đau được dùng khi sinh con có thể làm việc bắt đầu cho con bú bị chậm lại.

• Tổn hại về thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng liên quan đến xuống sữa, hoặc nếu đốt sống cột sống bị lệch có thể ảnh hưởng đến việc tạo sữa và xuống sữa. Vật lý trị liệu có thể hữu ích.

• Sinh non hoặc nhau thai không hoạt động bình thường. Mang thai là thời điểm quan trọng để phát triển tuyến vú. Nếu trẻ sinh non thì vú có thể có hoặc không có đủ thời gian để phát triển đầy đủ mô tuyến và tương tự nếu nhau thai không hoạt động tối ưu (tình trạng suy nhau thai), vú có thể chưa phát triển đầy đủ. Mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến việc tạo sữa ban đầu, với quá trình cho con bú đúng cách, mô tuyến có thể tiếp tục phát triển sau khi sinh.

• Trẻ nặng hơn

Mẹ sinh con lần đầu có trọng lượng quá nặng cũng là một yếu tố làm chậm việc cho con bú.

2. Quá trình cho con bú

Rò rỉ sữa và chảy sữa sau sinh - Milena - 9
Cho con bú những giờ đầu sau sinh giúp tránh trình trạng không có sữa sau sinh

Tách bé ra khỏi mẹ và bắt đầu bú sữa mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc sữa về bởi vì việc lấy sữa ra khỏi ngực mẹ trong những giờ và ngày đầu tiên sau sinh sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ. Cho con bú hoặc vắt sữa bằng tay trong giờ đầu tiên sau khi sinh là điều đặc biệt quan trọng. Nếu không cho con bú thường xuyên hoặc lấy sữa mẹ ra khỏi ngực bằng cách vắt sữa bằng tay vào thời điểm này, việc sản xuất sữa sẽ bắt đầu ngừng hoạt động.

Việc cho con bú sữa mẹ đúng cách với tư thế bú đúng và khớp ngậm đúng là rất quan trọng. Nếu không cho con bú đúng cách, sữa mẹ sẽ không được lấy ra hiệu quả, dẫn đến hiện tượng căng tức sữa sau sinh. Đồng thời sẽ phải cho con bú sữa công thức, sữa mẹ không được kích thích, làm giảm nguồn sữa mẹ. Lâu ngày sẽ làm sữa mẹ bị mất, mất nguồn sữa mẹ bổ dưỡng cho con. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con, đặc biệt sữa mẹ cung cấp nguồn kháng thể bổ dưỡng.

Nếu có

3. Các vấn đề y tế. KHÔNG CÓ SỮA MẸ SAU SINH

Sự mất cân bằng của bất kỳ hoóc môn cần thiết trong quá trình cho con bú có thể ảnh hưởng đến việc sữa về. Các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú bao gồm:

a. Tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. KHÔNG CÓ SỮA MẸ SAU SINH

Bệnh tiểu đường là một tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ insulin (Loại 1) hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách (Loại 2). Một dạng tiểu đường tạm thời trong thai kỳ được gọi là tiểu đường thai kỳ. Insulin là một hoóc môn chính liên quan đến việc sản xuất sữa mẹ. Và những biến động lớn về insulin có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Khi nhu cầu insulin được điều chỉnh bởi cơ thể sau khi sinh. Nó có thể làm chậm sữa về trong 24 giờ. Không phải tất cả các mẹ bị bệnh tiểu đường đều có vấn đề với việc sản xuất sữa và kiểm soát cẩn thận. Lượng đường trong máu và mức insulin sẽ giúp giữ cho nguồn sữa ổn định.

b. Các vần đề về tuyến yên. KHÔNG CÓ SỮA MẸ SAU SINH

Tuyến yên là một tuyến nhỏ trong não điều khiển nhiều loại hoóc môn bao gồm prolactin và oxytocin. Nếu tuyến yên không hoạt động tốt (phải phẫu thuật trước đó, u tuyến yên hoặc. Hội chứng Sheehan sau khi mất nhiều máu), điều này có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú.

c. Dùng Thuốc. KHÔNG CÓ SỮA MẸ SAU SINH

Cho trẻ bú mẹ giúp giữ nước khi chơi ngoài trời
Cho trẻ bú mẹ giúp mẹ khoẻ và con khoẻ

Bất kỳ loại thuốc nào mẹ dùng trong quá trình chuyển dạ làm cho em bé buồn ngủ có thể làm chậm việc bắt đầu cho con bú. Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ làm giảm việc sản xuất sữa. Ví dụ như hoóc môn kiểm soát sinh sản trong những tháng đầu. Thuốc cho một số rối loạn nhất định cũng làm giảm nguồn sữa. Vì vậy mặc dù sữa có thể về, lượng sữa vẫn có thể giảm.

d. U nang buồng trứng

Những u này phát triển trong quá trình mang thai và tạo ra hàm lượng testosterone cao. Có thể tạm thời làm chậm quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mức testosterone này giảm sau 3-4 tuần. Khi các u nang mất đi và việc tạo sữa mẹ sẽ trở lại bình thường. Mẹ có thể tiếp tục dùng máy hút sữa trong thời gian này để tạo điều kiện tốt nhất để sữa về. Chuẩn đoán có thể được thực hiện bằng các xét nghiệm máu đo mức testosterone.

e. Thừa cân hoặc béo phì. KHÔNG CÓ SỮA MẸ SAU SINH

Chỉ số BMI trước khi mang thai lớn hơn 26 là một yếu tố nguy cơ làm con chậm bú và lượng sữa ít cùng với với phản ứng prolactin thấp hơn. Nếu các nguyên nhân cơ bản của bệnh béo phì là do rối loạn chuyển hóa, ví dụ: hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Nữ béo phì thường bị kháng insulin và tiểu đường. (ảnh hưởng đến việc tạo sữa) và trọng lượng quá nặng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ngực mẹ.

f. Hội chứng buồng trứng đa nang và rối loạn tuyến giáp (PCOS)

PCOS và rối loạn tuyến giáp nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự kích hoạt tuyến sữa.

g. Phẫu thuật ngực. KHÔNG CÓ SỮA MẸ SAU SINH

Bất kỳ phẫu thuật nào trên vú hoặc núm vú bao gồm phẫu thuật làm nhỏ ngực. Nâng ngực hoặc cấy ghép ngực có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa hoặc mô tuyến vú. Nó cũng có thể gây sẹo hoặc làm tắc ống dẫn sữa, và có thể ảnh hưởng đến việc sữa khỏi vú.

h. Mẹ lớn tuổi. KHÔNG CÓ SỮA MẸ SAU SINH

Những mẹ lớn tuổi hơn có thể có nguy cơ bị chậm có sữa.

Không có sữa sau sinh là trường hợp rất hiếm gặp
Không có sữa sau sinh là trường hợp rất hiếm gặp

Phải làm gì khi sữa mẹ chưa “về”…

Lượng sữa non ít nhưng thường xuyên trong 2 đến 3 ngày đầu đời thường là đủ cho bé sơ sinh mà được gần mẹ. Theo sinh học bình thường, sữa mẹ sẽ không “về” ngay lập tức. Cho đến khi sữa “về”. Hãy thường xuyên bú cho con bú sữa mẹ (hoặc vắt sữa bằng tay cho con nếu con chưa bú hiệu quả). Và giữ em bé da kề da sẽ thúc đẩy các hoóc môn liên quan đến sản xuất sữa. (oxytocin và prolactin) và giúp con bú thường xuyên hơn.

5. Phải làm gì nếu sữa của tôi về muộn?

Nếu nguồn sữa của bạn không “về vào ngày thứ ba (hoặc lâu hơn). Em bé có thể bắt đầu giảm cân quá tiêu chuẩn hoặc bị mất nước hoặc bị vàng da. Bạn cũng có thể nhận thấy phân trong tã của bé không thay đổi màu sắc.

Trong bất kỳ tình huống nào trong những trường hợp này. Điều quan trọng là bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ chuyên viên tư vấn sữa mẹ, và đảm bảo cho em bé được cho bú đủ no. Vắt sữa bằng tay mỗi vài giờ. Có thể giúp kích thích việc sản xuất sữa và sữa được vắt ra có thể được cho con ăn.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về việc bổ sung cho con sữa mẹ xin của các mẹ khác hoặc sữa công thức khi cần thiết. Điều quan trọng là giữ cho em bé bú đủ. Bổ sung sữa ngoài không có nghĩa là việc bỏ không cho con bú sữa mẹ. Mà chỉ la giải pháp tạm thời trong giai đoạn lượng sữa mẹ đang được cải thiện để phục vụ đủ nhu cầu của con.

Chuyên viên tư vấn sữa mẹ của Milena tư vấn cho mẹ sữa
Chuyên viên tư vấn sữa mẹ của Milena tư vấn cho mẹ sữa

Sau khi sinh, việc lấy nhau thai ra sẽ kích hoạt quá trình sản xuất sữa theo một quy trình tự động. Và việc thực không có sữa cho con là RẤT HIẾM. Lượng sữa “về” sẽ phụ thuộc vào việc cho con bú sớm và thường xuyên, quá trình sinh con. Và mẹ có bất kỳ vấn đề y tế nào ảnh hưởng đến việc cho con bú hay không. Đối với một thiểu số phụ nữ, cũng có thêm các lý do khác làm ít sữa.

CĂNG TỨC SỮA SAU SINH – VIỆC KHÓ CÓ CHỒNG LO

Bài Viết Tham khảo :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here