Có rất nhiều điều cần biết về trẻ sơ sinh. Sẽ mất thời gian để làm quen và hiểu những hành vi và tính cách của trẻ sơ sinh. Ở bệnh viện, cần giữ bé cùng phòng với mẹ nhiều nhất có thể, điều này sẽ giúp bạn hiểu và học cách chăm sóc bé tốt hơn. Tuy mỗi trẻ sơ sinh mỗi khác nhưng các bé sau sinh cũng có rất nhiều điểm giống nhau.
1. Đầu trẻ sơ sinh

- Đầu của bé thường không có hình dạng bình thường do quá trình sinh. Đầu bé sẽ trở lại hình dạng như bình thường sau 1 tuần.
- Có hai điểm mềm trên đầu bé. Sờ nhẹ, gội đầu và chải đầu cho bé sẽ không gây nguy hiểm. Điểm m ở này sẽ khép lại vào 18 tháng tuổi.
2. Mắt trẻ sơ sinh

Sau sinh mắt bé có thể nhìn xa từ 20 đến 25 cm. Khi trò chuyện cùng bé, bạn hãy bồng bé thật gần để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt bạn.
- Mắt bé sẽ có vẻ như bị lác vì cơ mắt chưa đủ mạnh. Mắt bé sẽ ổn định sau 1 tháng.
- Mắt bé có thể bị sưng do sức ép trong quá trình sinh thường. Mắt bé sẽ bình thường sau vài ngày.
3. Da trẻ sơ sinh

Da của trẻ sơ sinh thường khô và mỏng. Da bé bị bong là hiện tượng rất bình thường và không cần kem dưỡng đặc biệt nào cả.
- Đừng sử dụng hoạt thạch cho trẻ sơ sinh.
- Hãy sử dụng kem chống nắng khi bé 6 tháng tuổi.
Chứng xơ hóa hồng cầu là khi chân và tay nhìn hơi xanh.
- Khi hệ thống máu của bé phát triển, hiện tượng này sẽ mất đi sau vài ngày.
- Da bé thường ấm hơn bình thường.
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã
Phát ban tã xuất hiện trên da bé do ảnh hưởng của nước tiểu và phân của bé.

- Thay bỉm thường xuyên.
- Rửa vùng đeo bỉm dưới nước nếu da bé bị ửng đỏ.
- Để thoáng không mặc bỉm vài lần một ngày.
- Sử dụng kem chống hăm.
Liên hệ bác sĩ nếu hăm không bớt đi trong vài ngày.
Erythema toxicum là dạng hăm với những hạt nhỏ vàng hơi trắng và có vòng đỏ xung quanh. Hăm này thường xuất hiện trên mặt và bụng.
- Hăm ở bé xuất hiện rồi hết, thường sẽ hết hẳn sau 4 tháng tuổi.
Nếu bé bị hăm, hãy hỏi bác sĩ để kiểm tra cụ thể hăm đó là loại nào.
5. Vàng da sơ sinh

Hiện tượng vàng da là khi da nhìn có màu vàng, xảy ra khi nồng độ sắc tố cam cao trong máu bé. Vàng da thường xảy ra ở mặt và dần xuống người. Nhiều trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ và không hề nguy hiểm.
- Các bé sơ sinh đều được kiểm tra vàng da ở bệnh viện trước khi về nhà.
- Nếu bé bị vàng da nặng, bé sẽ được điều trị với liệu pháp chữa trị bằng ánh sáng.
Liên hệ bác sĩ nếu da hay mắt bé chuyển vàng.
Liên hệ bác sĩ khi bé bị vàng da.
Liên hệ bác sĩ khi khó đánh thức bé dậy, bé quấy hoặc không bú tốt.
Lông tơ là sợi tóc rất mảnh như tơ trên mặt, vai và lưng:
- Lông tơ sẽ rụng sau vài tuần.
Mụn sữa là những vết trắng nhỏ trên mũi và cằm bé.
- nó sẽ tự biến mất sau vài tuần.
- đừng bóp các mụn này.
Bớp là những vùng xanh sẫm màu ở phần dưới lưng và mông.
- Nó sẽ biến mất sau vài năm, thường vào tuổi thanh niên.
Stork bites là những vết đỏ sau cổ, gáy, mí mắt và sống mũi.
- Nó thường biến mất vào 18 tháng tuổi.
6.Hơi thở trẻ sơ sinh
Bé thở có thể ồn và không đều. Bé thường thở nhanh gấp 2-3 lần so với người lớn.
Gọi cấp cứu nếu:
- Bé có triệu chứng khó thở,
- Da hay môi bị xanh, tím hoặc tái xám.
7.Ảnh hưởng hormone từ mẹ
Hormone được truyền từ mẹ sang con. Những bé gái có thể có dịch âm đạo trắng, sưng hay có ít máu từ âm đạo. Bé trai có thể có bìu dái lớn. Ngực có thể sưng lên đối với cả bé trai và bé gái.
- Những thay đổi này sẽ biến mất khi cơ thể bé không còn hormone của mẹ sau vài tuần.
8. Bọng đái trẻ sơ sinh
Hầu hết các bé có một tã ướt mỗi ngày trong tuần đầu tiên, chẳng hạn bé 3 ngày tuổi thường có 3 tả ướt. Tuần thứ hai, bé thường có 6-8 tả ướt mỗi ngày.

Gọi bác sĩ nếu bé không có tả ướt sau hơn 12 tiếng.
9. Phân trẻ sơ sinh
Phân những lần đầu của bé thường đặc và xanh đậm. Phân sẽ có màu nhạt dần, chuyển qua nâu rồi vàng.
- Bé bú sữa mẹ thường có phân lỏng, vàng và hơi hạt và ngày thứ 4.
- Bé bú sữa công thức có phân nhão màu vàng.
- Số lượng tã bẩn thường từ 2-10 lần mỗi ngày khi bé đã bú sữa ổn định.
Gọi bác sĩ nếu bé thường xuyên đi phân lỏng và có máu trong phân
Gọi bác sĩ nếu bé bị táo bón hay không có tả bẩn trong vòng 2 ngày.
10. Dây rốn trẻ sơ sinh

Cuống rốn thường tự rơi từ 1 đến 3 tuần.
- Giữ cuống rốn sạch và khô.
- Khi lành, cuống rốn nhìn như vảy. Thường sẽ có dính một chút máu.
- Gấp bỉm xuống dưới để tránh đụng vào cuống rốn chưa rụng.
- Không bôi kem hay phấn vào cuống rốn.
Gọi bác sĩ nếu dây rốn đỏ, sưng, chảy dịch thường hay chảy máu nhiều.
11. Cắt bao quy đầu trẻ sơ sinh
Cắt bao quy đầu thường khỏi từ 7-10 ngày. Lúc đầu nó thường đỏ và khô. Có thể có rỉ nước vàng ở phần đầu.
- Vệ sinh phần dưới cho bé như bình thường. Vắt nước từ khăn ướt lên dương vật và lau khô. Tắm bằng bông bọt biển cho bé cho đến khi dương vật lành hoàn toàn, sau đó tắm bé bình thường.

- Bôi Vaseline lên phần trước của bỉm khi dương vật còn đỏ và khô. Nếu bác sĩ có dùng một miếng gạc đặc biệt thì hãy chờ cho đến khi gạc này tự rơi ra (thường từ 1-2 ngày) trước khi sử dụng vaseline.
- Chảy một ít máu là bình thường. Nếu bạn thấy máu có đường kính hơn khoảng 24mm hoặc máu chảy liên tục, dùng vải hay gạc giữ chặt trên quy đầu để cầm máu và gọi bác sĩ.
Liên hệ bác sĩ nếu bé không đi tiểu trong 12 giờ sau khi cắt bao quy đầu.
Liên hệ bác sĩ nếu vết thương có mùi hôi và bé bị sốt hơn 380 khi đo bằng hậu môn.
Liên hệ bác sĩ khi xuất hiện vết đỏ mở rộng ra phần dương vật hoặc trên bụng.
Liên hệ bác sĩ khi có hiện tượng chảy máu hay sưng không bình thường.
Không cắt bao quy đầu
Không cần thiết phải chăm sóc đặc biệt nếu con trai bạn không cắt bao quy đầu. Khi dương vật lớn lên, phần bao quy đầu sẽ mềm và thụt vào khi 4-6 tuổi.
- Đừng kéo dài bao quy đầu.
- Chùi và rửa nhẹ nhàng khi tắm.
12. Móng tay trẻ sơ sinh
Móng tay bé mềm và thường không tách hẳn ra khỏi phần da dưới móng.
- Dùng dũa móng tay để làm ngắn móng tay bé cho đến khi móng tay cứng lên và tách rời phần da bên dưới.
13. Cân nặng trẻ sơ sinh

Bé thường giảm cân trong những ngày đầu tiên sau khi sinh
- Hầu như các bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh sau 10 ngày.
14. “Bước nhảy vọt” tăng trưởng thể chất
Bé thường có các mốc phát triển nhảy vọt về thể chất vào khoảng tuần 1-2 sau sinh và thường kéo dài 1-2 ngày. Bé sẽ bú nhiều hơn bình thường. Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ, bé bú nhiều sẽ giúp sữa về nhiều hơn.
- Cho bé bú sữa theo nhu cầu bé.
- Nghỉ ngơi để giúp bạn đủ sức khỏe chăm sóc bé.
15. Trớ sữa ở trẻ sơ sinh
Hầu như bé nào cũng trớ sữa.

- Cho bé ợ hơi thường trong quá trình bé bú.
- Nếu bé bú bình thì nên bồng bé hơi thẳng lưng trong quá trình bú sữa.
- Nôn thành vòi là hình thức trớ sữa với lực rất mạnh làm sữa chảy xuống đất.
Hãy gọi nếu con bạn bị nôn thành vòi.
16. Trẻ sơ sinh quấy khóc
Em bé nào cũng khóc. Một số bé thường dễ dỗ, một số bé khóc hàng giờ mỗi ngày dù bạn có làm gì để dỗ. Bé có thể đói, bỉm ướt, mệt, cần phải ợ hơi và đơn giản chỉ muốn được bồng.
- Bồng bé lên bất cứ khi nào bé khóc, bạn không thể làm hư một bé sơ sinh chỉ vì bế bé lên đâu.
- Quấn bé trong chăn, sao cho tay bé để gần mặt để bé có thể tự an ủi mình.
- Bồng lắc lư bé nhẹ nhàng.
- Địu bé hay đẩy bé trong xe đẩy.
- Nói chuyện và hát cho bé .
- Bình tĩnh và giữ yên tĩnh khi bé quấy khóc.
- Nếu bạn cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh khi bé đang khóc, hay bạn cảm thấy tức giận, hãy đặt bé xuống chỗ an toàn và rời khỏi phòng. Gọi bạn bè, ba mẹ hay chồng để nói chuyện và nhờ giúp đỡ.
- Đừng bao giờ rung lắc bé. Rung lắc bé có thể gây tổn thương não trẻ vĩnh viễn hoặc có thể gây tử vong.
Xem thêm thông tin trong phần “tất cả các bé đều khóc” ở cuối sách.
Hãy Liên hệ bác sĩ nếu con rất quấy và bạn không thể làm con nín khóc được.
Tham khảo các bài viết liên quan:
Trẻ sơ sinh là một thế giới vô cùng mới đối với những người làm bố mẹ lần đầu. Và sẽ có rất nhiều điều thú vị khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều gì cũng cần thời gian để học.
Bố mẹ không cần phải hoàn hảo để chăm sóc trẻ sơ sinh. Những lỗi lầm nho nhỏ khi chăm sóc trẻ sơ sinh là rất bình thường. Bố mẹ sẽ luôn làm những điều tốt nhất cho bé con của mình. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích về chăm sóc trẻ sơ sinh.
________________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube