do-nhiet-do-tre-so-sinh

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho các mẹ bỉm sữa

 

Tiếp theo phần 1, hãy cùng Milena khám phá những điều thú vị và kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nhé. Ba mẹ hãy luôn nhớ: Ba mẹ luôn là những người tốt nhất để chăm sóc cho bé con của mình. Ba mẹ không cần phải hoàn hảo để có thể chăm sóc con đâu nhé. Con luôn thích được sự chăm sóc và yêu thương trực tiếp từ những người thân yêu nhất của mình.

1.Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Một giấc ngủ sâu giúp bé phát triển tốt hơn
                                Một giấc ngủ sâu giúp bé phát triển tốt hơn

 

Trung bình, trẻ sơ sinh ngủ 16 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Giai đoạn mới sinh trẻ sơ sinh chưa nhận biết được sự khác nhau của ngày và đêm.

Hãy liên hệ bác sĩ nếu con bạn ngủ nhiều hơn thường lệ, không thức dậy để bú. 

2.Kiểm tra thính giác cho trẻ sơ sinh

Tất cả các bé đều nên được kiểm tra thính giác ở bệnh viện. Việc kiểm tra này chỉ kéo dài vài phút và không làm đau bé.

3.Đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh

Đo nhiệt độ thường xuyên giúp mẹ nhận biết tình trạng sức khỏe của con
     Đo nhiệt độ thường xuyên giúp mẹ nhận biết tình trạng sức khỏe của con

Hầu hết các bác sĩ sẽ hỏi bạn nhiệt độ ở hậu môn nếu bạn nghĩ bé sốt. Đừng sử dụng đồ đo nhiệt độ tai cho bé dưới 6 tháng tuổi.

  • Bôi Vaseline vào nhiệt kế.
  • Đặt bé nằm sấp hoặc nằm nghiêng.
  • Nhẹ nhàng đút nhiệt kế vào hậu môn sâu khoảng 6mm.
  • Giữ nhiệt kế đến khi nghe tiếng bíp.

Gọi bác sĩ nếu nhiệt độ ở hậu môn trên 38

4. Tắm cho trẻ sơ sinh

Vài ngày tắm bé một lần hoặc tắm khi cần thiết. Bạn có thể dùng bọt biển hoặc bằng chậu tắm.

Tắm cho trẻ sơ sinh
                                     Tắm cho trẻ sơ sinh dễ dàng và tiện lợi
  • Chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ ở ngay bên bạn trước khi bắt đầu tắm cho bé.
  • Kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cổ tay đảm bảo bạn phải cảm thấy ấm.
  • Đặt khăn ở dưới đáy chậu tắm để bé dễ chịu hơn.
  • Rửa từ phần sạch đến phần bẩn của cơ thể. Bắt đầu từ đầu và mặt, cuối cùng là phần mông. Sử dụng nước sạch rửa mặt.
  • Đừng sử dụng bông ngoáy tai, thay vào đó bạn nên sử dụng khăn sữa mỏng cho bé.
  • Không bao giờ để bé một mình khi tắm.

5. Lịch gặp bác sĩ nhi

Bạn nên gặp bác sĩ nhi trong 2 tuần đầu tiên sau sinh. Việc này rất quan trọng vì nó đánh giá được bé của bạn phát triển như thế nào. Bé cũng sẽ được tiêm ngừa những mũi vacxin cần thiết.

6. Khi nào gọi bác sĩ

  • Sốt hơn 380 hoặc dưới 360 (nhiệt độ ở hậu môn bé)
  • Nôn hay tiêu chảy
  • Không có bỉm ướt trong hơn 12 tiếng
  • Táo bón hay không đi ị trong vòng 2 ngày
  • Phân màu đen hoặc có máu
  • Da màu vàng hay cam
  • Phát ban đặc biệt kèm sốt
  • Vết cắt bao quy đầu đỏ, ấm hay chảy dịch
  • Ngủ nhiều hơn bình thường, không thức dậy để bú
  • Quấy khóc và bạn không có cách nào để dỗ bé
  • Bé bú rất ít

7. 06 bước để giữ bé an toàn

  • Chỉ để gia đình và bạn bè thân thiết chăm sóc con mình

Đừng bao giờ để con cho người lạ hay người mới quen chăm sóc con. Khi thuê người giúp đỡ, mẹ nên phải chọn nơi đáng tin cậy hoặc được người quen giới thiệu.

  • Không để con một mình

Khi mẹ đi ra khỏi nhà, tuyệt đối luôn ở cạnh con. Con có thể bị bắt cóc ở những nơi công cộng như trung tâm mua sắm, bệnh viện…

Viếng thăm nhà

Mẹ sẽ có nhiều người đến thăm hoặc chăm sóc. Mẹ luôn phải chắc chắn đó là người quen hay dịch vụ mình thuê mới cho vào nhà.

  • Giữ một bức ảnh của con

Mẹ phải chụp ít nhất một bức ảnh màu của con (toàn thân trước mặt) và ghi chú lại mô tả đầy đủ về cân nặng, chiều cao màu tóc cũng như màu mắt của con.

  • Đừng “quảng cáo” con
Hạn chế khoe ảnh con trên mạng xã hội
Hạn chế khoe ảnh con trên mạng xã hội

Đừng thông báo rộng rãi việc mình đã sinh bé, đó đúng là niềm vui cần chia sẻ cho những người thân quen, tuy nhiên sẽ có những người xấu (kẻ bắt cóc) cũng sẽ biết được thông tin của bé…

  • Đừng đưa thông tin các nhân

Khi ở nhà cũng như ở trong bệnh viện, đừng đưa thông tin cá nhân của mình cũng như của cho những người mà bạn không biết rõ.

8. Môi trường ngủ an toàn cho bé như thế nào?

Giảm tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và các nguyên nhân khiến bé bị chết trong khi ngủ.

  • Ngủ trên mặt phẳng cứng, nếu ngủ nệm thì dùng loại đệm cứng có bọc nệm đúng kích cỡ
  • Không nên để gối, chăn quanh nơi bé ngủ
  • Không để đồ chơi, chăn quanh nơi bé ngủ
  • Không hút thuốc hay để ai hút thuốc gần bé
  • Đảm bảo không có gì che đầu bé
  • Luôn cho bé nằm ngửa khi ngủ
  • Mặc đồ ngủ cho bé, không nên quấn chăn
  •  Bé không nên ngủ trên giường người lớn hoặc trên ghế một mình hay với bất kể với ai

9. An toàn khi bé ngủ

  • Luôn cho bé nằm ngửa để ngủ. Nằm ngửa là tư thế ngủ an toàn nhất.
  • Đặt bé ngủ trên mặt phẳng cứng, nếu ngủ nệm thì phải là đệm cứng được trải bọc nệm đúng kích cỡ. Không nên sử dụng gối, chăn quanh nơi bé ngủ. Bé không nên ngủ trên ghế sofa, nệm nước, gối.
  • Không để đồ chơi, chăn quanh nơi bé ngủ. Gối, chăn, đồ chơi đều có thể làm em bé ngạt thở.
  • Để bé nằm ngủ trong cùng phòng nhưng không nên ngủ chung giường với người lớn. Đặt nôi hay giường bé trong tầm với của người lớn.
  • Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt miễn bạn cảm thấy thoải mái. Các nghiên cứu cho thấy việc cho bé bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh.
  • Tiêm phòng là việc rất quan trọng. Bé nên được tiêm ngừa đầy đủ. Việc tiêm ngừa cũng giúp giảm nguy cơ SIDS.
  • Đừng hút thuốc gần bé. Không nên hút trước và sau khi sinh bé và đừng để những người khác hút gần em bé bạn.
  • Đừng để bé quá nóng. Hãy giữ nhiệt độ phòng dễ chịu khi bé ngủ. Nên mặc đồ cho bé thoải mái.
  • Cho bé ngậm ti giả lúc ngủ ban ngày và ban đêm, giúp giảm nguy cơ SIDS. Nếu bạn cho bé bú mẹ, hãy chờ khi nào bé đã bú ổn định hãy cho bé ngậm ti giả. Thường thì sau 3-4 tuần. Nếu bé không thích ti giả cũng không sao. Có nhiều bé không thích ti giả. Nếu ti giả rớt ra khi bé ngủ thì không cần phải cho bé ngậm lại.
  • Không nên sử dụng những sản phẩm được quảng cáo giảm nguy cơ SIDS như ghế nâng đầu, nệm đặc biệt,…

10. Ba mẹ đừng ngủ chung giường với con

Khi bé còn quá nhỏ ba mẹ đừng nên ngủ với con
                              Khi bé còn quá nhỏ ba mẹ đừng nên ngủ với con

Khi ba mẹ muốn ngủ hoặc cảm thấy buồn ngủ, hãy đặt bé vào nôi hoặc giường riêng cạnh giường mẹ. Khi ngủ, ba mẹ có thể vô tình lăn lên con hoặc đẩy bé xuống đất hoặc có thể làm bé bị nghẹt thở trong chăn nệm.

Luôn nhớ “cho bé nằm sấp – tummy time’

Đặt bé nằm sấp, nằm trên bụng khi bé thức và có người lớn quan sát. ‘Tummy time’ giúp đầu, cổ và vai cứng và giúp giảm hiện tượng đầu phẳng.

11. Trẻ sơ sinh nào cũng khóc

Nhiều bé dỗ nín khóc rất dễ dàng nhưng cũng có nhiều bé khóc vài giờ mỗi ngày dù bạn có làm gì bé cũng không nín. Ba mẹ cảm thấy rất khó chịu khi bé quấy khóc. Mẹ có thể tự nhủ bé đang khó chịu gì đấy và cảm thấy mình có thể được giải quyết được vấn đề.

Bé khóc không phải vì bé hư, tức giận hay cố gắng điều khiển ba mẹ. Bé luôn yêu người chăm sóc mình.

12. Bé nào cũng khóc nhưng bạn có thể giúp bé khóc ít hơn

Bồng bé lên ngay mỗi khi bé khóc. Bạn không thể làm hư một bé nhỏ vì chỉ bế bé lên đâu. Bạn có thể giúp bé tin tưởng bạn hơn. Nếu bạn luôn bên bé khi bé cần, bé sẽ khóc ít hơn.

Hàng ngày bé được địu vài giờ sẽ khóc ít hơn.

Giữ không gian yên tĩnh và im lặng khi bé mệt vì khóc nhiều. Để đèn sáng vừa phải và chỉ cần một người lớn ở với bé. 

Nếu mỗi ngày bé đều khóc rất lâu và bạn không thể dỗ, hãy hỏi bác sĩ xem có phải bé bị dị ứng ay không hợp với thực phẩm, trào ngược axit, bị chàm hay vì lý do sức khỏe khác.

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi và đã ăn dặm, hãy thử cho bé chỉ uống sữa mẹ hay chỉ sữa công thức cho đến tháng thứ 6.

13. Dỗ bé nín khóc

Bé khóc khi cần người lớn dỗ dành
                                          Bé khóc khi cần người lớn dỗ dành

Tất cả các bé đều có bản năng mút. Bé có thể mút ngay khi bé không đói. Bạn có thể thử cho bé ngậm ti giả hoặc rửa sạch tay và để bé mút ngón tay bạn, hoặc giúp bé mút tay bé.

Bé cần được bồng bế. Chỉ cần ở cạnh mẹ, bé sẽ được an ủi rất nhiều.

Cho bé vào xe đẩy cũng có thể giúp bé bớt khóc.

Hầu hết các bé dưới 4 tháng tuổi đều cảm thấy thoải mái hơn khi được quấn chặt trong khăn mỏng quanh người. Quấn bé với tay bé áp dọc người. Sau đó bồng bé đi và đung đưa bé nhẹ nhàng. Nếu bé vẫn không thích, hãy cho bé ngậm ti giả hoặc rửa sạch tay và để bé mút ngón tay bạn, hoặc giúp bé mút tay bé.

Bé cũng thường thích những chuyển động theo nhịp, vì vậy bạn bồng bé và đi hoặc ngồi ghế xích đu hay ghế có thể lắc lư nhẹ nhàng. Ôm bé vào lưng bạn và lắc lư.

Bé có thể cần được ợ hơi sau lần bú đầu tiên hoặc có thể cần dừng bú mẹ giữa chừng để ợ hơi.

Làm bé xao nhãng

Nếu bé quấy khóc nhưng không phải khóc một cách tuyệt vọng, bạn có thể làm xao nhãng bé bằng cách chơi ú òa hoặc ôm bé ra cửa sổ để bé nhìn đường phố hoặc các em bé lớn chơi đùa. Chỉ cho bé một món đồ chơi hoặc một chiếc xe.

Âm thanh

Hầu như các bé đều thích những âm thanh bạn thường nghe trước khi bé sinh. Trong bụng mẹ không phải là nơi yên tĩnh: Âm thanh nhịp tim mẹ, dòng máu chảy cũng khá ồn ào đấy. Những âm thanh theo điệu, đơn điệu, đều đặn là tốt nhất cho bé.

Thử sử dụng tiếng kêu tic toc của đồng hồ, máy hút bụi, quạt, máy điều hòa, máy rửa chén, máy giặt, máy sấy. Nhưng không bao giờ để bé lên các thiết bị này.

Thử cho bé vào nhà tắm, mở vòi nước, và bật quạt nhưng không bật đèn (nếu đang tối).

Hát cho bé nghe.

 

Những điều không nên

Các loại thuốc an thần, thuốc kháng histamin, thuốc chống buồn nôn, lactase (enzyme giúp tiêu hóa sữa tốt hơn) hay Simethicone không có hiệu quả giúp cho bé ít khóc hơn, ngược lại còn nguy hiểm cho bé. Hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào.

 

Không được rung lắc bé

Rung hay đánh bé có thể gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.

 

Khi bé không nín khóc

Cởi áo quần bé xem có gì trong áo quần làm bé khó chịu không, có thể có một sợi tóc nhỏ bị mắc giữa các ngón tay hoặc ngón chân bé.

Bé có thể đang bị ốm. Nếu bé nôn, tiêu chảy và nhiệt độ hơn 380 hoặc bé có vẻ đang bị đau, hãy cho bé đi bác sĩ.

Bé đang mọc răng.

Hãy thử địu bé. Bé rất thích được gần bạn ngay khi bé đang cảm thấy khó chịu.

Hãy nhớ rằng tiếng khóc không phải để làm bạn khó chịu. Bé con thậm chí còn đang cảm thấy không thoải mái hơn bạn.

Nếu bạn cảm thấy thật sự tức giận khi bé khóc

Đừng để bản thân trút giận lên bé
                                  Đừng để bản thân trút giận lên bé

Hãy để bé nằm ngửa ở nơi an toàn và rời phòng cho đến khi bạn bình tĩnh trở lại. Hãy tạm thư giãn, bỏ ngoài tai tiếng khóc.

Bật nhạc hay đi tắm.

Hãy gọi cho bạn, ba mẹ để nói chuyện.

Chăm sóc bản thân

Không ngủ đủ sẽ làm mọi việc khó khăn hơn. Mẹ hãy tranh thủ chợp mắt mỗi khi bé ngủ nếu thấy cần thiết.

 

Hy vọng với chuỗi bài viết chăm sóc mẹ sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh, ba mẹ sẽ vững tin hơn nhiều trên hành trình làm cha mẹ của mình. Hành trình đã bắt đầu và chắc chắn sẽ có những thử thách dành cho ba mẹ đấy. Nhưng bù lại sẽ luôn có những điều thú vị và những điều hạnh phúc đấy. Ba mẹ hãy vững tin trên hành trình của mình nhé. Hãy luôn nhớ, con cảm nhận được sự hạnh phúc của ba mẹ đấy. Vì vậy hãy luôn là những người ba, người mẹ hạnh phúc nhé, để có thể truyền hạnh phúc đó cho con.

Tham khảo bài viết :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here