Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có lẽ là điều mà các cha mẹ luôn rất quan tâm. Khi nắm vững các mốc phát triển của bé sơ sinh, cha mẹ có thể an tâm rằng con mình đang phát triển đúng độ tuổi của con. Và phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu con phát triển không đúng với độ tuổi của mình. Cùng Milena tìm hiểu các mốc phát triển về khả năng giao tiếp của trẻ sơ sinh nhé.
1. Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu có khả năng giao tiếp?
Mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Trẻ có khả năng giao tiếp ngay từ khi chào đời
Trẻ đã biết cách giao tiếp với cha mẹ ngay từ khi chào đời. Trẻ sơ sinh giao tiếp qua ánh mắt, qua tiếng ê a và nét mặt. Trẻ sơ sinh cũng bắt chước các biểu hiện trên khuôn mặt của cha mẹ chúng.
Từ 3 đến 6 tháng, khả năng giao tiếp của trẻ tiếp tục phát triển khi trẻ bắt đầu biết mỉm cười, cười lớn hay thích chơi trò ú òa.
Hãy trao đổi với bác sĩ của trẻ khi trẻ không biểu hiện cảm xúc với người chăm sóc, không tiếp xúc bằng mắt hoặc có vẻ không thích tương tác với mọi người.
Từ 6 đến 9 tháng, trẻ bắt đầu nhận ra những người thân nhất với trẻ, điều này có thể dẫn đến khủng hoảng xa cách khi cha mẹ không ở cùng trẻ. Khoảng 7 tháng, trẻ sẽ phản ứng lại khi được gọi tên.
2. Đến thôi nôi, trẻ sơ sinh giao tiếp kiểu gì?
Mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Trẻ thích xem và bắt chước người khác
Khi trẻ gần đến sinh nhật đầu tiên, trẻ rất thích xem và bắt chước những trẻ khác. Trẻ cũng có thể chơi ở gần nhau – nhưng chưa thực sự chơi với các trẻ khác.
Từ 13 đến 18 tháng là khoảng thời gian thú vị khi trẻ bắt đầu tập nói. Hiển nhiên việc này giúp phát triển các mối quan hệ. Vào lúc này khủng hoảng xa cách cũng có thể lên đến đỉnh điểm. Khi được 18 tháng, trẻ có thể làm theo những yêu cầu 1 bước đơn giản.
Một bước phát triển dễ thương diễn ra khi trẻ vào khoảng 19 đến 24 tháng, khi trẻ bắt đầu biết ôm và hôn. Nhưng trẻ chưa hẳn biết cách chia sẻ đồ chơi với các bạn khác.
3. Mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Khả năng giao tiếp giai đoạn 2 – 3 tuổi
Mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Giai đoạn 2 – 3 tuổi trẻ có sự gắn kết với bạn đặc biệt
Từ khoảng 2 đến 3 tuổi, trẻ có sự gắn kết với 1 hoặc 2 người bạn đặc biệt. Và đôi khi là với những người bạn trong trí tưởng tượng của trẻ. Vào độ tuổi này, trẻ cũng biết cách chia sẻ và chơi theo lượt. Một vài trẻ ở tầm 2 đến 3 tuổi có thể thích đánh hoặc cắn người khác.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn lo lắng về hành vi của trẻ.
4. Kỹ năng giao tiếp giai đoạn 3 – 4 tuổi
Vào khoảng 3 đến 4 tuổi, trẻ ngày càng tự tin và độc lập. Trẻ có thể bắt đầu chơi và nghĩ ra các trò chơi để tự chơi hoặc chơi với trẻ khác. Trẻ cũng có thể gây gổ khi chơi chung, nhưng cũng thể hiện tình cảm với các bạn chơi cùng. Việc chia sẻ và chơi theo lượt cũng trở nên dễ dàng hơn vào thời gian này, thậm chí không cần khích lệ từ người lớn – dù không phải lúc nào cũng ổn khi trẻ cùng chơi những món đồ chơi ưa thích.
Khi được 5 tuổi, trẻ có thể biết cảm thông và tự phát triển tình bạn. Trẻ quan tâm đến những điều bạn chúng nghĩ và muốn hòa đồng. Trẻ đặc biệt thích nói chuyện với người lớn và thích kể chuyện.
5. Trẻ giao tiếp khi bắt đầu đi học lớp 1
Mốc phát triển của trẻ sơ sinh – Khả năng giao tiếp
Khi trẻ 6, 7 và 8 tuổi, trẻ thường thích chơi với những người bạn cùng giới khác và có thể có bạn thân. Việc hẹn chơi cùng nhau thường diễn ra ổn thỏa vào lứa tuổi này. Và một số trẻ sẵn sàng ngủ qua đêm tại nhà bạn.
Trẻ ở độ tuổi này thường thích ở một mình hơn trước kia. Trẻ cũng sẽ bắt chước cách bạn giao tiếp với mọi người, vì thế, bạn hãy làm gương cho trẻ về sự tôn trọng, sự tử tế và những tính cách giá trị khác.
Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh, trong đó có khả năng giao tiếp của trẻ cần phải được theo dõi cẩn thận. Nó giúp con phát triển theo đúng độ tuổi của mình. Đồng thời có thể phát hiện và xử lý kịp thời nếu phát hiện các dấu hiệu trẻ chậm phát triển.
Mỗi độ tuổi trẻ sẽ có thể làm được những việc khác nhau. Và để đảm con phát triển bình thường, ba mẹ nên so sánh khả năng hiện tại của con với các khả năng chuẩn theo độ tuổi của trẻ. Tài liệu chuẩn về các mốc phát triển của trẻ sơ sinh được xuất bản bởi CDC, Hoa Kỳ. Tài liệu chỉ rõ các kỹ năng mà trẻ cần đạt được cho mỗi độ tuổi ba gồm:
– Xã hội cảm xúc
– Ngôn ngữ giao tiếp
– Nhận thức (hiểu biết, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
– Vận động, phát triển cơ thể
Ba mẹ có thể Inbox Milena với nội dung: “Tôi muốn nhận tài liệu các mốc phát triển của trẻ sơ sinh”, Milena sẽ gửi tài liệu của CDC này cho bạn.
Bài Viết Tham khảo :
_________________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube