dieu-can-biet-truoc-khi-cho-con-bu-milena-2

Những Nguyên Nhân Làm Mẹ Ít Sữa Sau Sinh

Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho mẹ ít sữa sau sinh. Có thể do không cho con bú thường xuyên, cho con sử dụng sữa công thức đến việc mẹ có các vấn đề về y tế. Đối với hầu hết phụ nữ, có thể ngăn ngừa việc ít sữa dễ dàng. Hoặc có thẻe khắc phục việc ít sữa sau sinh với những thông tin phù hợp và hỗ trợ kịp thời từ người có chuyên môn. Tuy nhiên chỉ một số rất ít phụ nữ có thể hoàn toàn không thể cho con bú sữa mẹ.

Bài viết này chia sẻ một số nguyên nhân không có sữa sau sinh hoặc mẹ ít sữa cho con sau sinh. Tìm hiểu những cách để kích sữa cho mẹ sau sinh, giúp tăng lượng sữa mẹ. 

Bạn có thể tham khảo bài viết: Làm thế nào để có nhiều sữa hơn cho con hoặc Làm sao biết con tôi bú đủ sữa ở các bài viết khác trên Website.

Những Nguyên Nhân Mẹ Ít Sữa Sau Sinh

Nguyên nhân cho việc mẹ ít sữa thường là sự kết hợp của nhiều vấn đề. Từ việc cho con bú sữa mẹ chưa đúng cách, em bé chưa bú mẹ tốt, khớp ngậm chưa đúng. Có thể do các nguyên nhân như em bé bú yếu hoặc các yếu tố liên quan đến mẹ như mô tuyến không đủ. Dưới đây là 9 lý do thường gặp:

1. Sữa mẹ “về” chậm sau sinh

Sữa về chậm là một yếu tố làm lượng mẹ ít sữa sau sinh. Đặc biệt nếu mẹ không có sự hỗ trợ và những thông tin chính xác về nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách cùng với sự quyết tâm của mẹ. Nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và làm giảm lượng sữa mẹ sau sinh.

2. Cho con bú không đúng cách

Một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất làm mẹ ít sữa sau sinhkhông lấy sạch hoàn toàn sữa mẹ ra khỏi ngực trong vài ngày đầu sau sinh. Và những tuần sau đó cũng rất quan trọng. Việc lấy sữa từ ngực mẹ ra không hiệu quả có thể là do em bé chưa bú tốt hoặc mẹ chưa nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách. Ví dụ: Kéo dài thời gian giữa các cữ bú do sử dụng núm vú giả. Em bé bị tách khỏi mẹ sau khi sinh, thời gian cho mỗi cữ bú không đủ. Lên lịch cố định cho con bú, chỉ bú một bên ngực mỗi cữ bú hoặc để bé ngủ khi bú. Nếu sữa không được lấy ra thường xuyên, nguồn sữa mẹ không được duy trì, sẽ ít đi, thậm chí mất sữa.

Cho con ăn sữa công thức sẽ ảnh hưởng đến việc tạo sữa mẹ

Dặm thêm cho con sữa công thức cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tương ứng với mỗi lượng sữa công thức mà bạn cho con bạn ăn hôm nay, ngực bạn sẽ không tạo ra lượng sữa tương ứng vào ngày mai. Điều này có thể nhanh chóng dẫn đến một vòng xoáy, càng cho con ăn nhiều sữa công thức thì mẹ càng ít sữa dần đi sau sinh.

Nếu được hướng dẫn và thực hành cho con bú đúng cách, việc bổ sung sữa công thức hầu như không bao giờ cần thiết. Tuy nhiên, có thể có những tình huống mà em bé cần bổ sung sữa mẹ xin từ các mẹ khác hoặc sữa công thức. Ví dụ nếu em bé bị vàng da nặng hoặc sữa mẹ về muộn sau sinh. Hoặc nếu sữa của bạn ít đi và con bạn không tăng cân.

Vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa mỗi 2 – 3 giờ có thể giúp duy trì nguồn sữa mẹ của bạn. Và có thêm sữa mẹ để dặm thêm cho con sau khi bú mẹ.

Vắt sữa hoặc dùng máy hút sữa thường xuyên giúp duy trì nguồn sữa mẹ

3. Bé không bú đúng cách làm mẹ ít sữa

Một em bé không thể bú sữa mẹ đúng cách để lấy sữa ra khỏi ngực mẹ. Sẽ tạo ra kết quả giống như việc nuôi con bằng sữa mẹ không đúng cách. Nó sẽ làm mẹ ít sữa dần đi sau sinh. Việc em bé được bế cho bú và có vẻ như đang ngậm vú mẹ để bú mỗi 2 giờ hoặc ‘mọi lúc’. Không nhất thiết có nghĩa là em bé đang uống và nuốt sữa.

Những dấu hiệu đảm bảo cho việc con bú đúng cách có thể tham khảo trong bài viết Làm sao biết con bú đủ sữa?. Và bao gồm việc quan sát và lắng nghe tiếng con nuốt sữa. Quan sát hàm của con đảm bảo con bú chủ động. Và theo dõi lượng phân của con. Việc bú không hiệu quả có thể là do các yếu tố liên quan đến bé. Như bé bú yếu hoặc những nguyên nhân khác do mẹ.

Mút / Bú yếu làm mẹ ít sữa sau sinh

Nguyên nhân của việc bé bú / mút mẹ yếu bao gồm việc khớp ngậm không đúng. Chức năng lưỡi kém hoặc dính lưỡi, sinh non hoặc thiếu tháng. Bé đau hoặc bị đau đầu do chấn thương khi sinh. Các vấn đề về tim hoặc hô hấp, hở hàm ếch, hoặc bất kỳ bệnh nào ảnh hưởng đến em bé như vàng da nặng. Mẹ bị đau núm vú thường chỉ là do khớp ngậm không đúng làm cho việc bú sữa không hiệu quả. Các loại thuốc được sử dụng trong khi sinh có thể làm cho em bé buồn ngủ. Và quá mệt mỏi để bú đúng cách.

Núm vú phẳng, thụt / tụt hoặc núm vú bất thường, hoặc hình dạng bất thường

Các núm vú không bình thường như núm vú phẳng hoặc thụt / tụt, quá to, quá dài hoặc có dạng khác. Ví dụ: Núm vú kép hoặc có một miếng da có thể làm con khó có khớp ngậm đúng. Xỏ lỗ, đeo bông núm vú có thể tạo thành sẹo hoặc làm đóng các lỗ trên núm vú có thể chặn dòng sữa. con bú không hiệu quả. Sữa không được lấy ra thường xuyên sẽ làm sữa mẹ ít dần đi sau sinh. Một người mẹ và em bé thường có thể vượt qua bất kỳ khó khăn nào. Về hình dáng núm vú với sự giúp đỡ của người có chuyên môn.

4. Mô tuyến không đầy đủ

Khi sữa mẹ thực sự có vẻ như không “về” sau sinh. (ngoại trừ việc sữa bắt đầu về nhưng bị ngưng lại do không cho con bú đúng cách hoặc do các vấn đề về y tế). Nó có thể là do không đủ mô tuyến (IGT). Và một số lý do khác. IGT rất hiếm gặp và thông thường có thể liên quan đến tiền sử bệnh lý hoặc vấn đề thể chất của mẹ.

Các dấu hiệu có thể bao gồm việc ngực bị teo lại hoặc phẫu thuật tăng cường, các vấn đề về hoóc môn hoặc nội tiết. Ngực quá nhỏ, ngực hình ống, một vú khác rõ rệt với vú kia. Vú không phát triển và bị tổn thương. Ở tuổi dậy thì hoặc khi mang thai hoặc nếu mẹ không có cảm giác hài lòng sau khi sinh. Những nguyên nhân này sẽ làm ít sữa mẹ sau sinh.

5. Phẫu thuật vú hoặc chấn thương làm ít sữa mẹ

Bất kỳ phẫu thuật nào trước đó ở vùng ngực đều có khả năng gây tổn thương các ống dẫn sữa. Và dây thần kinh quan trọng và làm tổn thương mô tuyến trong vú. Ví dụ bao gồm việc ngực bị teo nhỏ lại hoặc phẫu thuật nâng ngực. Cắt bỏ khối u hoặc sinh thiết, rạch hoặc mổ áp xe ngực. Có tiền sử chấn thương vùng ngực bao gồm việc ngực chậm phát triển khi sinh non hoặc tiền sử bị bỏng hoặc bỏng vùng ngực.

Vú bị nhiễm trùng vú có thể bị ít sữa. Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến việc phát triển của vú trong tuổi dậy thì. Chấn thương tủy sống hoặc bất kỳ phẫu thuật nào ảnh hưởng đến não và tuyến yên cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú.

6. Rối loạn nội tiết hoặc tuyến nội tiết làm mẹ ít sữa

Nếu mẹ bị mất cân bằng nội tiết tố hoặc đã thực hiện các điều trị về khả năng sinh sản để có thai. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc tạo sữa cho con, sữa mẹ có thể bị ít sau sinh. Có thể bao gồm:

• Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể làm lượng sữa mẹ ít.

• Khiếm khuyết giai đoạn Luteal cùng với việc không đủ hóc môn progesterone trong giai đoạn hoàng thể. (sau khi rụng trứng) của chu kỳ kinh nguyệt và có liên quan với IGT.

• Các vấn đề về tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến cả 2 hóc môn oxytocin và prolactin (hormon cho con bú) và. Nếu không được chẩn đoán và giải quyết, có thể là nguyên nhân gây ít sữa mẹ.

• Tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ là một yếu tố rủi ro làm ít sữa hoặc sữa về chậm hơn so với bình thường. Theo dõi lượng đường trong máu và mức insulin cẩn thận có thể giúp duy trì nguồn sữa mẹ ổn định.

• Mang thai trong khi cho con bú sữa mẹ có thể làm cho lượng sữa mẹ giảm.

• Ung thư buồng trứng

• Các vấn đề sức khỏe khác có thể liên quan đến việc ít sữa. Như các bệnh tự miễn dịch bao gồm lupus, suy thận, hoặc suy tuyến yên.

• Thừa cân hoặc béo phì với chỉ số BMI lớn hơn 26 là yếu tố rủi ro làm ít sữa.

7. Các loại thuốc, biện pháp tránh thai nội tiết tố, thảo dược, vitamin và khoáng chất làm mẹ ít sữa

Một số loại thuốc và kiểm soát hóc môn có thể làm sữa mẹ ít đi sau sinh.

• Kiểm soát Hóc môn sinh sản bao gồm thuốc viên. Dụng cụ tránh thai có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ trong một số trường hợp. Việc thắt ống dẫn trứng sau sinh cũng có liên quan đến việc ít sữa của một số mẹ.

• Các loại thảo mộc. Một số loại thảo mộc, ví dụ: cây xô thơm, rau mùi tây hoặc bạc hà có thể làm giảm lượng sữa mẹ nếu uống quá mức.

• Quá nhiều Vitamin B6 có liên quan đến việc ít sữa sau sinh của một số mẹ.

• Có lượng sắt thấp có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa; phải uống bổ sung sắt và ăn các thực phẩm giàu sắt.

• Tăng huyết áp trong khi mang thai là yếu tố có thể làm mẹ ít sữa, do ảnh hưởng đến sự phát triển của vú trong thai kỳ. Vì tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến nhau thai – hoặc một số loại thuốc để giảm huyết áp có thể ức chế tiết sữa. Huyết áp cao bắt đầu trong thời gian mang thai sau 20 tuần. Thai được gọi là tăng huyết áp thai kỳ bao gồm tăng huyết áp mang thai (PIH) hoặc tiền sản giật.

Thiếu kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ là nguyên nhân làm sữa mẹ ít và mất đi

8. Không tha thiết việc cho con bú ngay từ đầu

Có kế hoạch cho con bú sữa công thức kết hợp sữa mẹ hoặc “thử” cho con bú, nghi ngờ sữa mẹ có thể không đủ cho con. Cảm thấy xấu hổ, thiếu thông tin và hỗ trợ về nuôi con bằng sữa mẹ. Và không nhận được trợ giúp sớm khi gặp các vấn đề – tất cả đều có thể làm. “mẹ ít sữa sau sinh” ngay cả khi mẹ thực sự hoàn toàn không ít sữa. Có cảm xúc lẫn lộn khi cho con bú. Có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào sữa công thức và tin vào một lời dự đoán về thời điểm lượng sữa mẹ giảm.

9. Các yếu tố khác làm mẹ ít sữa sau sinh

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc mẹ ít sữa sau sinh bao gồm:

• Tuổi tác – một số mẹ ở độ tuổi ba mươi hoặc bốn mươi tuổi có thể gặp vấn đề về nguồn sữa

• Uống quá nhiều chất cồn

• Hút thuốc lá

• Trầm cảm sau sinh, hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương

• Chế độ ăn kiêng quá mức.

Tôi có thể làm gì nếu tôi bị ít sữa mẹ cho con?

Tìm sự hỗ trợ từ người có chuyên môn

Tìm một nhà tư vấn cho con bú để hỗ trợ bạn tối đa hóa việc tạo sữa cho con sẽ là điều vô giá. Họ sẽ có thể chia sẻ các cách nuôi con bằng sữa mẹ tốt. Giúp có khớp tư thế bú đúng, và có khớp ngậm đúng. Và lên một kế hoạch cho bạn và em bé  để cải thiện tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ.

Có nhiều lý do có thể có thể góp phần vào việc mẹ ít sữa sau sinh. Biết được các lý do làm sữa về muộn. Hoặc có vẻ như sữa không “về” có thể giúp ngăn ngừa nó xảy ra ngay từ đầu. Hoặc ngăn ngừa nó với con tiếp theo. Nó cũng sẽ cung cấp một sự giải thích cho những mẹ đang buồn vì ít sữa cho con. Với những thông tin, kiến thức cần thiết và sự hỗ trợ phù hợp. Việc nuôi con bằng sữa mẹ hầu hết đều rất tốt. Chỉ ngoại trừ một số rất nhỏ các mẹ thực sự có nguồn sữa ít.

Vắt Sữa Non Của Mẹ Sau Sinh Tại Bệnh Viện

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here