phan-tre-so-sinh-1

Phân Trẻ Sơ Sinh: Nhận Biết Phân Trẻ Sơ Sinh Qua Ảnh Thật

Hầu hết các bậc mới cha mẹ đều cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy phân của con mình! Phân trẻ sơ sinh có rất nhiều hình dáng khác nhau mà ngay cả những cha mẹ có em bé rồi cũng có thể chưa từng thấy bao giờ. Bài viết hướng dẫn bằng hình ảnh về sẽ giúp cha mẹ biết được phân của con khi nào là bình thường và khi nào là không bình thường. Trong tất cả các giai đoạn lớn khôn của trẻ sơ sinh từ lúc chào đời, bú sữa mẹ hoặc sữa bột, và bắt đầu ăn dặm.

Mẹ chỉ quan sát phân của con và có thể tự tin biết khi nào mẹ không phải lo lắng và khi nào mẹ nên bận tâm đến các vấn đề biểu hiện từ phân của con.

Đây là những hình ảnh thật phân trẻ sơ sinh nên ba mẹ hãy cân nhắc thật kĩ trước khi kéo xuống dưới nhé.

Nếu ba mẹ muốn tìm kiểu kĩ hơn về phân trẻ sơ sinh và tham khảo thêm một số loại phân khác như phân chuyển tiếp, phân bé bổ sung sắt, phân sống, …  Không có hình ảnh THẬT phân trẻ sơ sinh thì tham khảo bài viết theo đường dẫn ở cuối bài viết nhé.

1. Phân trẻ sơ sinh: Phân xu

Màu phân xu của trẻ sơ sinh thường có màu xanh đen

Khi thấy phân màu xanh đen, dính, kiểu hắc ín trông giống như dầu động cơ trong tã của trẻ sơ sinh. Vì phân xu được tạo ra từ nước ối, chất nhầy, tế bào da và các thứ khác trong tử cung, nó ít mùi. Và vì vậy mẹ có thể không nhận ra cần thay tã khi nào. Thường vào ngày đầu sau khi sinh.

2. Phân trẻ sơ sinh: Bé bú sữa mẹ khỏe mạnh

Phân trẻ sơ sinh khỏe mạnh có màu vàng

Nếu trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn, phân của em bé sẽ có màu vàng hoặc hơi xanh và có độ mềm hoặc mịn đồng đều. Nó có thể hơi chảy giống như tiêu chảy. Phân của trẻ bú sữa m thường trông giống như mù tạt Dijon và phô mai cottage trộn lẫn với nhau và có thể lác đác những đốm nhỏ giống như hạt giống. Thật thú vị, mùi của nó không phải quá tệ.

Phân của trẻ sơ sinh

Bú sữa mẹ có rất nhiều dạng bình thường. Một loại mẹ có thể thấy là một màu xanh lá cây sậm, có thể là dấu hiệu mẹ đã ăn một cái gì đó khác với mọi ngày. Nếu em bé không gặp bất kỳ triệu chứng nào khác, mẹ không cần phải lo lắng.

Dưới 6 tháng tuổi, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi, vẫn khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với ăn dặm. Tuy nhiên sữa mẹ không cung cấp đủ Vitamin D cho trẻ sơ sinh.

Tìm hiểu bài viết 5 Lý Do Bắt Buộc Bổ Sung Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh.

3. Phân trẻ sơ sinh: Bé bú sữa đầu của mẹ

Nếu mẹ thấy phân màu xanh lá cây nhạt và nhiều nước trong tã của trẻ sơ sinh, gần giống như tảo, em bé có thể bú quá nhiều sữa đầu và không đủ sữa cuối. Sữa đầu là là sữa ít calo, ra đầu tiên trong mỗi lần bú. Sữa cuối là sữa ra sau cùng, có chất béo cao hơn. Điều đó có nghĩa là mẹ không cho bé bú mỗi vú đủ lâu.

Để khắc phục điều này, mẹ phải cho con bú hết hoàn toàn một bên ngực trước khi chuyển qua bên khác. Lần tiếp theo hãy bắt đầu cho con bú ngực mà mẹ đang cho con bú dở lần trước.

4. Phân trẻ sơ sinh: Bé bú sữa công thức khỏe mạnh

Phân trẻ sơ sinh ăn sữa công thức sền sệt, hôi, hăng hơn

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức có phân sền sệt giống như bơ đậu phộng màu nâu: nâu nâu, nâu vàng hoặc xanh nâu. Loại phân này hăng hơn so với phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và hơi hôi hơn một chút so với những trẻ đang ăn dặm, nhưng bạn sẽ nhận ra mùi.

Có nhiều loại sữa công thức cho trẻ em với nhiều quảng cáo khác nhau. Tuy nhiên sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không thể cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, nên chọn các loại sữa tốt, tự nhiên nhất, ít qua xử lý nhất để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho con.

Tham khảo sữa công thức hữu cơ tốt nhất của Hoa Kỳ.

5. Phân trẻ sơ sinh: Bổ sung sắt

Trẻ sơ sinh bổ sung sắt có phân màu xanh đậm

Nếu bạn cho bé uống bổ sung sắt, phân của bé có thể có màu xanh đậm hoặc gần như đen. Điều này không xảy ra thường xuyên, nhưng đó là một thay đổi hoàn toàn bình thường.

Một điều: Nếu phân của con có màu đen nhưng con lại không dùng thuốc bổ sung sắt, mẹ nên gặp bác sĩ để chắc chắn rằng đó không phải là đại tiện máu đen, hoặc xuất huyết tiêu hóa.

6. Phân trẻ sơ sinh: Ăn dặm

Phân trẻ sơ sinh ăn dặm như chuối xay nhuyễn

Khi mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm như ngũ cốc cho trẻ sơ sinh, chuối xay nhuyễn, v.v. – mẹ gần như ngay lập tức thấy sự thay đổi trong phân của con, đặc biệt nếu trước đo bé bú sữa mẹ.

Khi trẻ ăn dặm phân thường có màu nâu hoặc nâu sẫm và sệt hơn bơ đậu phộng, nhưng vẫn còn mềm. Nó cũng hôi hơn.

7. Phân trẻ sơ sinh: Tiêu hóa một phần (phân sống)

Phân trẻ sơ sinh sống, tiêu hóa một phần của trẻ sơ sinh

Thỉnh thoảng, phân của bé sẽ có những mẩu thức ăn có thể nhận ra được hoặc có màu sắc của cầu vồng như màu đỏ, cam hoặc xanh đậm. Màu đỏ có thể là củ cải đường, màu cam là cà rốt và màu xanh đậm là quả việt quất (mẹ cũng có thể thấy những miếng vỏ quả việt quất trong đó).

Không phải lo lắng! Mẹ có thể gặp việc này bởi vì một số loại thực phẩm chỉ có thể được tiêu hóa một phần hoặc di chuyển nhanh chóng qua ruột và không có đủ thời gian để tiêu hóa hoàn toàn. Nó cũng xảy ra khi bé ăn quá nhiều một loại thức ăn hoặc không nhai kĩ trước khi nuốt.

Nên liên hệ bác sĩ là nếu phân của con thường xuyên có thức ăn không tiêu hóa hết. Bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo ruột của bé hấp thu thức ăn và chất dinh dưỡng đúng cách.

8. Phân trẻ sơ sinh: Tiêu chảy

Phân trẻ sơ sinh tiêu chảy có nhiều nước

Ở trẻ sơ sinh, tiêu chảy có rất nhiều nước và dường như được tạo thành từ nước nhiều hơn chất rắn. Nó có thể có màu vàng, xanh lá cây, hoặc nâu và có thể thấm hoặc “tung tóe” ra khỏi tã.

Tiêu chảy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị ứng. Và nếu kéo dài trong một thời gian mà không được điều trị, có thể dẫn đến mất nước. Liên hệ bác sĩ nếu em bé được 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Nếu bé có hơn hai hoặc ba tã mà có phân tiêu chảy, hoặc tiếp tục bị tiêu chảy hơn một hoặc hai ngày.

Và hãy liên hệ bác sĩ nếu phân tiêu chảy của bé có chứa máu hoặc chất nhầy có thể nhìn thấy.

9. Phân trẻ sơ sinh: Táo bón

Phân trẻ sơ sinh táo bón cứng như hòn sỏi lớn

Nếu phân của con cứng và trông giống như hòn sỏi nhỏ, có thể con đã bị táo bón. Mẹ có thể thấy em bé khó chịu khi đi ị, và phân thậm chí có thể bị dính máu do cọ sát vào hậu môn khi đường ra ngoài.

Nếu chỉ có một hoặc hai tã có phân bị bón thì mẹ không phải lo lắng, nhưng nếu em bé có ba lần hoặc nhiều hơn (hoặc nếu mẹ thấy máu). Tốt nhất là liên hệ bác sĩ. Táo bón thường xảy ra ở những trẻ đang bắt đầu ăn dặm. Hoặc đó có thể là dấu hiệu của sự nhạy cảm với sữa hoặc protein đậu nành. Bé không hấp thụ một thành phần nào đó trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Bác sĩ có thể khuyên mẹ nên cho bé uống nước.

Mẹ tham khảo Sữa công thức hữu cơ tốt nhất Hoa Kỳ để giúp cải thiện tình trạng tiêu hoá của con.

10. Phân trẻ sơ sinh: Nhầy

Phân trẻ sơ sinh nhầy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị ứng

Tã của em bé trông có vẻ nhớt không? Những vệt màu xanh lục với những sợi sáng lấp lánh có nghĩa là có chất nhầy trong đó. Điều này đôi khi xảy ra khi em bé đặc biệt là khi con bị sổ mũi, vì chất nhầy trong nước bọt thường tiêu hóa được.

Nhưng chất nhầy trong phân cũng là dấu hiệu của một nhiễm trùng hoặc dị ứng. Nếu có kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác hoặc xuất hiện trong tã của em bé liên tục hai ngày hoặc hơn. Hãy cho bé đi bác sĩ.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị sổ mũi, cảm sốt. Nguyên nhân chính thường do trẻ có sức đề kháng kém không thể chống trả lại các loại Virus xâm nhập cơ thể. Việc trẻ sốt siêu vi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên có thể tăng cường sức đề kháng của con. Giúp con bình phục nhanh hơn bằng cách cho con uống các loại siro tăng cường sức đề kháng. Và nên cho con uống các loại tốt để tăng cường đề kháng và bảo vệ con tốt hơn.

11. Phân trẻ sơ sinh: Dính máu

Màu phân trẻ sơ sinh dính máu

12. Phân trẻ sơ sinh: Dính máu đen

Đôi khi máu trong phân của bé có màu đen, có nghĩa là máu đã được tiêu hóa. Khi loại máu này xuất hiện trong tã của em bé – thường là những đốm nhỏ trông giống như hạt vừng đen. Nguyên nhân thường do em bé bú sữa mẹ và nuốt máu từ núm vú bị nứt và chảy máu của mẹ.

Mặc dù đây là dấu hiệu cho thấy mẹ cần phải chữa trị nhưng không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên gọi cho bác sĩ để chắc chắn rằng nó không phải là một cái gì đó nghiêm trọng hơn. Như chảy máu từ đường ruột trên của em bé.

Núm vú mẹ bị nút và chảy máu thường là do em bé có khớp ngậm chưa đúng. Em bé sẽ cắn, làm núm vú mẹ bị tổn thương. Thường được gọi là nứt cổ gà.

Có 3 bước để giải quyết triệt để việc này là:

1) Chỉnh lại tư thế bú và khớp ngậm đúng cho em bé. Khi đó em bé sẽ không ngậm vào núm ti của mẹ mà ngậm sâu vào quầng vú của mẹ. Nó giúp mẹ không bị đau, nứt cổ gà và giúp bé bú hiệu quả.

2) Bôi kem bôi núm ti lanolin của Medela hoặc Lansinoh. Lanolin là loại kem chuyên dùng để trị nứt đầu ti. Kem được làm từ lông cừu tự nhiên nên an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh. Có thể cho trẻ bú mẹ mà không cần phải rửa sạch núm vú.

3) Mẹ đeo núm trợ ti. Núm trợ ti giúp bé dễ dàng có khớp ngậm đúng hơn. Đồng thời bé sẽ không ngậm trực tiếp vào núm ti mẹ nên núm ti có thời gian để lành lại nhanh hơn. Có 2 loại núm trợ ti tốt nhất của Medela và Lansinoh.

Mua kem trị nứt đầu ti Medela chính hãng shopee-logo-milena

Liên hệ 0901 233 633 để được tư vấn khớp ngậm đúng và núm trợ ti.

Tham khảo các bài viết liên quan:

Nhận miễn phí bộ sách chọn lọc chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh

Mỗi một loại phân sẽ là một dấu hiệu khác nhau về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Chỉ cần thông qua hình ảnh của trẻ sơ sinh là ba mẹ có thể hiểu rõ phần nào tình trạng sức khỏe của con. Từ đó có thể có những điều chỉnh phù hợp hơn cho con. Như thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung,… Hoặc phải đưa con đi gặp bác sĩ nếu cần thiết.

_________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here