Sáng sớm nay lại nhận được thông tin của mom Loan, Đồng Nai đang nằm ở bệnh viện Hùng Vương, sinh con được 3 ngày rồi, hôm nay là ngày thứ 4 mà ngực căng tức quá. Mom sinh con đầu lòng và sinh mổ. Chị có nói chuyện qua điện thoại là hiện tại ngực chị đang rất khó chịu và muốn tư vấn một giải pháp để có thể giảm căng tức ngay, chứ hiện giờ chị đang đau quá. Chị còn nghe bảo có thể còn bị tắc tia sữa, còn đau đớn hơn nhiều, không biết phải làm sao đây? Có giải pháp nào để phòng tránh và chữa trị căng tức sữa sau sinh hiệu quả không?
Do sinh con bằng phương pháp mổ, mà nghe “kiến thức” từ nhiều nguồn rằng khi sinh mổ thì sữa sẽ về chậm. Và trong bệnh viện lại được bà “động viên” là sinh mổ thì sữa sẽ về chậm lắm nên sẽ không đủ sữa để cho con bú đâu, phải dặm sữa công thức cho con, Phòng Ngừa Căng Tức Sữa Sau Sinh chứ không là con nó đói, nó khóc, tội nghiệp nó lắm. Rồi có khi còn làm con bị sụt cân,… Có đúng không nhỉ?
Căng tức sữa sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ
Hôm qua, có nghĩa là đến ngày thứ 3 sau sinh khi thì ôi chao tự nhiên chị Loan thấy ngực mình cảm thấy rất là căng tức, không biết bị sao đây mà nó lại thế nào, cảm thấy khó chịu kinh khủng. Mới sinh con lần đầu, chắc có lẽ chị Loan sẽ có chút “choáng” khi rơi vào hoàn cảnh như thế này. Mình bị làm sao thế này? Sao nghe mọi người bảo sinh mổ thì sữa về “chậm” cơ mà. Đây có phải là do căng tức sữa sau sinh không mà mẹ bị căng sữa không tiết sữa ra được? Hay do nguyên nhân gì?
Nguyên nhân có thể được lý giải như sau. Sữa non đã có sẵn trong cơ thể của mẹ ngay từ khi mẹ còn mang thai. Nên chắc chắn khi mẹ sinh em bé, dù sinh thường hay sinh mổ thì chắc chắn là sau khi sinh mẹ sẽ có sữa non cho con bú. Hơn nữa ngày đầu chào đời, dạ dày của con chỉ nhỏ bằng viên bi thôi, nên con cũng chỉ bú được một lượng sữa non bằng một muỗng cà phê thôi. Đến tận ngày 10 thì dạ dày của con mới bằng quả trứng gà.
Nhưng do không biết những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ này nên các bà các mẹ thường nhìn vào lượng sữa non. Không biết sao nó ít thế, cho con bú thế này sao mà nó nó. Thế là mọi người lại cho con “bú dặm” thêm sữa công thức. Nhưng mọi người đâu biết vô tình như thế sẽ làm con không thể bú được sữa mẹ nữa. Hoặc chỉ bú được rất ít bởi vì dạ dày của con chỉ nhỏ xíu thôi mà.
Nếu mẹ sinh thường sau sinh thì khoảng 2 – 3 ngày sữa mẹ “về”. Sinh mổ thì có thể chậm hơn khoảng 1 -2 hôm tùy vào mỗi mẹ khác nhau. Hầu như các mẹ đều như thế, chỉ một vài phần trăm rất nhỏ là không có do một số lý do. Dù có cho con bú không thì sữa mẹ vẫn “về”. Và do con đã no sữa công thức rồi nên đâu thể bú được sữa mẹ. Sữa được sản xuất để đổ vào ngực, sẵn sàng cho con bú mà con lại không bú.
Có đầu vào mà không có đầu ra thì sinh ra bị tắc ứ trong ngực, dẫn đến tình trạng căng tức sữa sau sinh. Lý do đơn giản là như vậy thôi. Nếu mẹ không biết nguyên nhân và hướng giải quyết phù hợp. Thì để thêm một vài ngày ngực mẹ sẽ càng căng hơn. Đau hơn, thậm chí có thể sốt, gây ra tắc tia sữa. Và thêm 1 vài hôm nữa, nếu không cho con bú hoặc vắt sữa ra thì theo cơ chế cung – cầu. Khi con không có nhu cầu bú, nguồn sữa mẹ sẽ giảm dần. Dẫn đến mất sữa hoặc không may có thể dẫn đến áp xe vú, có thể phải phẫu thuật.
Vậy giải pháp gì để phòng tránh trường hợp căng tức sữa sau sinh?
Da tiếp da, cho con bú sau sinh là giải pháp tốt để phòng tránh căng tức sữa sau sinh
Việc căng tức sữa sau sinh khi sữa về là điều hầu như xảy ra ở tất cả các mẹ. Chỉ là ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh, giúp giảm bớt cơn đau:
- Da tiếp da ngay sau khi sinh giúp sữa mẹ về nhanh hơn. Quan trọng là giúp con có thể tự tìm ngực mẹ, tự bú mẹ theo bản năng. Giúp phát triển kỹ năng bú mẹ tốt hơn sau này.
- Cho con bú mẹ thường xuyên 10 – 14 lần 1 ngày theo nhu cầu của con hoặc có thể vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. Những ngày đầu sau sinh nếu có thể biện pháp vắt sữa bằng tay vẫn được khuyến khích hơn.
- Hạn chế nhất việc cho con bú sữa công thức những ngày đầu sau sinh. Tin tưởng vào bản thân. Khả năng có đủ sữa cho con và kiên trì việc cho con bú. Tuy nhiên vẫn phải kiểm tra để đảm bảo con bú đủ sữa. Sau sinh bằng cách kiểm tra số lượng tã của con.
-
Trang bị các kiến thức đầy đủ. Chính xác về nuôi con bằng sữa mẹ, để tránh bỡ ngỡ, lo lắng khi gặp trường
hợp căng tức sữa sau sinh.
- Luôn nhờ sự hỗ trợ của người thân khi cần thiết giúp mẹ. Có thêm thời gian nghỉ ngơi, da tiếp da với con và cho con bú.
- Một việc đơn giản nữa mà có thể các mẹ sinh con lần đầu sau sinh hay mắc phải đó là: ưu tiên việc cho con bú sữa mẹ. Sau khi bé chào đời, người thân, bạn bè thường đến thăm. Tuy nhiên một số mẹ mới sinh con lần đầu thường hay ngại ngùng. Khách vừa đến chơi là cho con ngưng bú mẹ ngay để tiếp chuyện với khách. Điều này là hoàn toàn không nên. Sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bú của con cũng như lượng sữa con bú được. Sau sinh việc quan trọng nhất là cho con bú.
Bạn cũng có thể đọc thêm các bài viết liên quan:
- 6 CÁCH ĐỂ CHO CON BÚ KHI NÚM VÚ/ ĐẦU TI PHẲNG HOẶC BỊ THỤT VÀO
- 4 THỨ CÁC MẸ DÙNG MÁY HÚT SỮA GHÉT NHẤT
- CÓ NÊN MUA MÁY HÚT SỮA TRƯỚC KHI SINH?
- BÍ QUYẾT CHỌN PHỄU HÚT SỮA ĐÚNG CÁCH
- CẨM NANG TRỊ TẮC TIA SỮA
- 111 LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
- MOM VŨNG TÀU BỊ CĂNG TỨC SỮA SAU SINH
Những biện pháp để phòng tránh căng tức sữa sau sinh khá là đơn giản mà bất kì mẹ sau sinh nào cũng có thể áp dụng được. Tuy nhiên trong thực tế. Nhất là đối với các mẹ sinh con lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ nên có thể sẽ không áp dụng triệt để. Do đó việc cả vợ và chồng cùng trang bị. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Vợ chồng, người thân có thể nhắc nhở, động viên nhau. Đảm bảo con có sữa mẹ để bú, còn mẹ tránh được tình trạng căng tức sữa sau sinh.
SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA BỊ ĐAU PHẢI LÀM SAO
Bài Viết Tham khảo :
______________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube