Rách Tầng Sinh Môn Sau Sinh - Milena - 1

Phòng Ngừa Rách Tầng Sinh Môn Khi Sinh Thường

Rách tầng sinh môn khi sinh thường hay làm các mẹ lo lắng. Nếu may mắn bị rách nhẹ thì mẹ chỉ cảm thấy khó chịu một vài hôm sau sinh. Nhưng nếu không may thì mẹ có thể bị đau kéo dài hơn. Có cách nào để phòng ngừa rách tầng sinh môn khi sinh?

Rách âm đạo khi sinh con, hay còn được gọi là rách tầng sinh môn. Rách tầng sinh môn xảy ra khi đầu em bé đi qua cửa âm đạo nhưng em bé quá lớn so với khả năng co giãn của âm đạo. Hoặc em bé có kích thước bình thường nhưng âm đạo không co giãn dễ dàng.

Rách tầng sinh môn có thể nhiều cấp độ khác nhau. Nếu nhẹ có thể chỉ ảnh hưởng đến vùng da xung quanh âm đạo (Rách tầng sinh môn độ 1). Nếu nặng có thể ảnh hưởng việc ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn (Rách tầng sinh môn độ 3 và độ 4).

Không có biện pháp nào đảm bảo có thể ngăn ngừa rách âm đạo khi sinh hoàn toàn. Nhưng thực hiện các cách sau có thể làm giảm nguy cơ rách tầng sinh môn nghiêm trọng.

4 Cách phòng ngừa rách tầng sinh môn trước khi sinh

1. Chuẩn bị rặn 

Sinh con - Milena - 1

Rặn để đúng cách giúp ngăn ngừa rách tầng sinh môn khi sinh

Trong giai đoạn thứ hai của chuyển dạ, giai đoạn rặn, phải rặn có kiểm soát, không vội vã. Rặn em bé ra một cách nhẹ nhàng và từ từ có thể giúp các mô vùng tầng sinh môn căng ra và đủ không gian cho em bé đi ra.

Khi mẹ chủ động, mẹ chỉ rặn đủ để bé cảm thấy bé di chuyển. Điều này cho phép âm đạo co giãn chậm, giảm khả năng bị rách.

Ngược lại, khi bạn được hướng dẫn rặn mạnh nhất có thể theo tiếng đếm của ai đó, sẽ tạo rất nhiều áp lực lên đáy chậu, có thể làm tăng khả năng bị rách tầng sinh môn.

Bác sĩ và hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn việc này.

2. Giữ ấm đáy chậu

Chườm một miếng vải ấm lên vùng đáy chậu trong giai đoạn chuyển dạ thứ hai. Nó có thể giúp giảm thiểu việc rách tầng sinh môn.

3. Mát xa vùng đáy chậu

Trong giai đoạn thứ hai của chuyển dạ, bác sĩ có thể đặt hai ngón tay (đeo găng đã được bôi trơn) vào bên trong âm đạo và di chuyển các ngón tay từ bên này sang bên kia, đè nhẹ xuống.

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn mát xa tầng sinh môn tại nhà vào cuối tam cá nguyệt thứ ba, trước khi bắt đầu chuyển dạ. Bốn đến sáu tuần trước ngày sinh, thực hành mát xa từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Thường xuyên xoa bóp nền âm đạo bằng dầu hoặc chất bôi trơn gốc nước giúp làm mềm mô, làm cho nó dẻo dai hơn và cải thiện tính linh hoạt.

Bạn có thể tự làm điều này hoặc nhờ chồng giúp đỡ.

Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu thực hành, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử bị herpes. Vì thực hành mát xa vùng đáy chậu khi bị herpes có thể làm tăng nguy cơ virus lây lan khắp đường sinh dục.

Tuy nhiên không nên tự ý mát xa mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

4. Tư thế sinh

Phòng ngừa rách tầng sinh môn khi sinh - Milena - 1

Tư thế sinh giúp phòng ngừa rách tầng sinh môn khi sinh

Có một số tư thế sinh có thể phòng ngừa rách tầng sinh môn khi sinh. Sinh con trong tư thế ít gây áp lực lên đáy chậu và sàn âm đạo như ngồi xổm thẳng đứng hoặc nằm nghiêng. Thay vì nằm thẳng trong khi sinh con, hãy sinh con ở tư thế thẳng đứng.

Tay và đầu gối và các tư thế nghiêng về phía trước cũng có thể làm giảm rách tầng sinh môn khi sinh.

Hỏi bác sĩ và bác sĩ sẽ chỉ cho bạn một tư thế sinh thoải mái, phù hợp và an toàn. 

2. Giảm đau tầng sinh môn sau sinh

Có 6 cách hữu hiệu đã được kiểm chứng để giảm đau tầng sinh môn sau sinh.

1. Dùng nước xịt khi đi vệ sinh

Điều khủng khiếp nhất đối với sản phụ sau sinh là việc đại tiện, tiểu tiện. Việc vệ sinh bình thường như vậy giờ đây lại gây đau rát khó chịu. Sản phụ có thể dùng vòi sen hoặc bình nước xối vào vùng âm đạo khi đi vệ sinh.

Mẹo nhỏ này giúp giảm cảm giác đau rát khi đi đại tiện, tiểu tiện.

2. Bài tập Kegel

Bài tập Kegel giúp giảm đau tầng sinh môn - Milena - 1

Bài tập Kegel giúp giảm đau tầng sinh môn

Bài tập Kegel không những tốt cho phụ nữ mang thai mà còn có nhiều lợi ich cho sản phụ sau sinh.

Duy trì tập các bài tập Kegel để tăng độ đàn hồi của các cơ xung quanh âm đạo, giúp giảm đau tầng sinh môn và giúp âm đạo hồi phục nhanh hơn.

3. Dùng đá lạnh

Đây cũng là mẹo giảm đau tầng sinh môn rất hay và lành tính. Có thể lấy đá viên sạch, bọc kín bằng khăn xô mỏng và mềm. Sau đó đặt xung quanh khu vực tầng sinh môn trong 15-20 phút. Có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào để giảm sưng và viêm nhiễm.

4. Ngâm mình trong bồn nước

Khi ngâm mình trong bồn nước ấm, lượng máu về âm đạo sẽ tăng, do đó giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo và chữa lành tế bào.

5. Giữ vùng âm đạo luôn khô

Luôn nhớ nguyên tắc chăm sóc âm đạo này để tầng sinh môn mau hồi phục hơn. Sau khi tắm và vệ sinh, cần lau khô vùng âm đạo. Nếu lau khiến bạn đau, có thể dùng máy sấy tóc chế độ sấy lạnh, vừa mau khô lại vừa không bị đau.

6. Sử dụng bình xịt giảm đâu tầng sinh môn 

Chai xịt giảm đau tầng sinh môn New Mama Bottom Spray

Chai xịt giảm đau tầng sinh môn New Mama Bottom Spray

Phương pháp được đánh giá hữu hiệu và an toàn nhất hiện nay là sử dụng chai xịt giảm đau tầng sinh môn New Mama Bottom Spray. Bình xịt này do hãng Earth Mama Angel Baby sản xuất. Đây là hãng có rất nhiều sản phẩm chất lượng cho mẹ sau sinh nổi tiếng của Mỹ. Tất cả các thành phần của chai giảm đâu tầng sinh môn này đều từ thiên nhiên nên an toàn tuyệt đối cho mẹ.

Nếu bạn lo lắng về rách tầng sinh môn khi sinh con, hãy nói chuyện trước với bác sĩ. Áp dụng các biện pháp trên giúp giảm rách tầng sinh môn nghiêm trọng. Hỏi thêm bác sĩ những cách phòng ngừa rách tầng sinh môn khi sinh và những lời khuyên cần thiết khác.

Tại Sao Cần Dùng Bộ Túi Giữ Nhiệt Đá Khô Medela Chính Hãng?

Bài Viết Tham khảo :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here