phuc-hoi-sau-ca-sinh-kho

Phục hồi sau ca sinh khó (Phần 1)

Trong nhiều tháng, mẹ đã chuẩn bị để việc sinh con thật hoàn hảo. Thế nhưng việc phục hồi sau ca sinh khó không dễ dàng. Mẹ đã tham gia các lớp sinh con, đọc sách, đến tất cả các cuộc hẹn trước khi sinh, và thực hành các bài tập thở.

Trong nhiều tháng, mẹ đã chuẩn bị để việc sinh con thật hoàn hảo. Thế nhưng việc phục hồi sau ca sinh khó, sinh mổ không dễ dàng. Mẹ đã tham gia các lớp sinh con, đọc sách, đến tất cả các cuộc hẹn trước khi sinh, và thực hành các bài tập thở. Thế rồi cuộc sống lại không êm đẹp.

Tình trạng chung của các mẹ

Mẹ bị gây tê trong khi mẹ hy vọng có thể sinh thường không cần thuốc. Có thể mẹ đã phải sinh mổ mặc dù trước đó mẹ chắc chắn rằng mẹ sẽ sinh thường.

Trong mọi trường hợp, thay vì có trải nghiệm tuyệt vời, sâu sắc như mẹ đã tưởng tượng. Mẹ cảm thấy sợ hãi, bất lực, bị choáng ngợp và có thể cảm thấy cô độc.

Có vô số cách sinh con có thể làm mẹ ngạc nhiên. Và là một người mẹ sinh con lần đầu, mẹ có thể cảm thấy khó chịu. Và thậm chí cảm thấy có lỗi nếu mọi thứ không theo cách mẹ dự định. Nhưng chắc chắn mẹ không đơn độc. Khi phải vật lộn với hậu quả của một trải nghiệm sinh con đáng thất vọng hoặc khó khăn. Dưới đây là một số bước để khôi phục:

Giúp cơ thể phục hồi sau ca sinh khó

Thật không may, một ca sinh khó thường làm cho việc phục hồi càng khó khăn hơn. Mẹ có thể đã bị một vết rách xấu hoặc vết rạch đau đớn. Mẹ có lẽ cũng đã choáng váng và kiệt sức.

Kết quả, cơ thể mẹ cần phục hồi, và cách tốt nhất để làm điều đó là nghỉ ngơi . Nói dễ hơn làm vì bây giờ mẹ đã có một em bé mới sinh. Điều quan trọng là tập trung vào bản thân mẹ và em bé, và đừng quan tâm những thứ khác. Điều này có nghĩa là cứ để cho chén đĩa ngập trong bồn rửa chén. Tạm hoãn gửi lời cảm ơn và gọi điện thoại, và bỏ qua việc dọn nhà.

“Hãy nhớ rằng, em bé không quan tâm nếu mẹ có tắm hay không tắm hoặc bếp có bừa bộn hay không”. Devra Renner và Aviva Pflock, tác giả của cuốn sách Mommy Guilt. “Học cách lo lắng ít hơn, tập trung vào những vấn đề quan trọng và nuôi nấng con hạnh phúc hơn.”

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Sau những ca sinh khó, mẹ hãy nhận sự giúp đỡ từ bất cứ ai sẵn lòng. Nếu mọi người muốn làm giúp bữa tối, đừng ngại. Bạn thậm chí có thể yêu cầu các đồ ăn giúp tâm trạng tốt hơn, một số đồ ăn  lành mạnh.

Để chăm sóc các con lớn hơn, hãy thuê một người giúp việc. Nhờ một người bạn hoặc thành viên trong gia đình. Hoặc cho con lớn đi học thêm một ngày trong tuần. Mẹ cũng có thể tạm thời giảm bớt các hạn chế việc xem ti vi của con lớn. Trong thời gian này, xem tivi lâu hơn một chút cũng không làm con bị ảnh hưởng nhiều đâu.

phục hồi sau ca sinh khó

Tiếc nuối việc “sinh con như mơ” của mẹ

Gần 42 tuần mang thai, chị Thuý rất muốn việc sinh con bắt đầu tự nhiên. Chị chia sẻ “Tôi không muốn con tôi phải vội vã”. “Và tôi muốn sinh con là một sự trải nghiệm thú vị. Có lẽ tôi sẽ chơi một ván cờ, chẳng hạn, và đột nhiên tôi cảm thấy sự co thắt đầu tiên.”

Nhưng trước khi việc sinh con bắt đầu, chị bị tiền sản giật. Chị đã được tiêm thuốc tê và sinh mổ thay vì sinh thường như cô đã hy vọng. “Tôi đau buồn, thực sự sâu sắc”, cô đã viết trong nhật ký của mình.

Nó có thể là đau đớn về cảm xúc khi con được sinh ra giống như một bộ phim về y học. Thay vì một video thú vị như trong lớp học tiền sinh sản của mẹ. “Tôi cảm thấy như tôi đã bỏ lỡ một trải nghiệm thực sự quan trọng,” một mẹ chia sẻ.

Mọi người có thể vô tình làm mọi việc tồi tệ hơn bằng cách nói: “Ít ra bạn đã có một đứa con khỏe mạnh.” Đó là một điều tuyệt vời, nhưng nó không có nghĩa là mẹ không được phép cảm thấy buồn. Hoặc mẹ nên gạt bỏ cảm xúc của mình.

Giải tỏa sau những ca sinh khó

Và để giải tỏa nỗi buồn của mẹ, trước tiên mẹ cần phải đối mặt với nó. Vì vậy, hãy cố gắng buông bỏ bất kỳ ý tưởng nào mà mẹ “không nên” cảm thấy theo cách này. “Cảm xúc của mẹ là có thật và có căn cứ. Hãy thừa nhận chúng.”

phục hồi sau ca sinh khó
                    Phục hồi sau ca sinh khó không phải là điều dễ dàng

Nói ra những khó khăn sau sinh

Bởi vì, nhiều người thấy rằng việc nói về những gì đã xảy ra giúp họ giải quyết được sự thất vọng của bản thân. Những người bạn có thể là nguồn hỗ trợ tuyệt vời. Mẹ cũng có thể thử một nhóm hỗ trợ. Hoặc tham gia một nhóm trực tuyến dành cho những mẹ đã phục hồi sau ca sinh khó. Giống như cộng đồng của BabyCenter.

Ngoài ra, nếu bạn thích viết, hãy thử viết nhật ký về trải nghiệm của mẹ. Tự dành tặng mình một cuốn nhật kí đẹp từ tiệm sách. Tìm kiếm trực tuyến ứng dụng ghi nhật ký miễn phí hoặc lưu nhật kí đơn giản trên máy tính bảng, điện thoại hoặc máy tính. “Tôi biết rằng tôi có vấn đề khi một người bạn gửi một email mô tả sự ra đời của đứa con đầu lòng của mình. Và nó đẹp đến mức nào, tôi đã nổi cơn thịnh nộ. Tôi bắt đầu viết về trải nghiệm của mình và thừa nhận điều đó làm tôi đau đến mức nào”, một người mẹ chia sẻ.

Phục hồi sau ca sinh khó
                                              Phục hồi sau ca sinh khó

Gặp bác sĩ tâm lý sau những ca sinh khó

Và gặp gỡ một nhà trị liệu cũng có thể giúp mẹ phân loại cảm xúc và dần hiểu trải nghiệm sinh khó của mình. Chị Thanh, đã sinh đứa con thứ hai bằng cách mổ khẩn cấp khi nhịp tim con gái của cô bị giảm. Gần đây đã bắt đầu điều trị và nói về nỗi buồn chưa được giải tỏa liên quan đến việc sinh con.

Một người mẹ tâm sự: “Sự buồn bã khởi đầu từ việc sinh mổ và sự phục hồi sau ca sinh khó khó khăn nhưng sau đó chuyển thành bệnh mãn tính”. Ngoài ra, “con gái tôi đã bị cắt trên da đầu do máy đo tim trong tử cung được gắn vào đầu con. Con có một vết sẹo vĩnh viễn và khá lớn.Tôi cần một nơi trú ẩn an toàn để giải quyết vấn đề này.”

Trải nghiệm sau sinh khó

Một số trải nghiệm sinh con là chấn thương, chứ không chỉ đơn giản là thất vọng. Và có thể gây hậu quả lâu dài về mặt tình cảm và thể chất. Có thể bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) sau đợt sinh khó.

Khi bạn bị PTSD, bạn có thể nhớ lại trải nghiệm thông qua những hồi tưởng hoặc ác mộng. Bạn cũng có thể bị khó ngủ, bị hoảng loạn hoặc lo lắng, hoặc có cảm giác đơn độc. PTSD cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú, gắn kết với con, hoặc quan hệ tình dục sau khi sinh con.

Tóm lại, nếu mẹ nghĩ mình có thể bị PTSD, điều quan trọng là mẹ phải nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Xem thêm: Phục hồi sau ca sinh khó phần 2

_________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here