Bị rách tầng sinh môn khi sinh thường có phổ biến không? Ai có khả năng cao bị rách tầng sinh môn độ 3, rách tầng sinh môn độ 4 nhất? Rách tầng sinh môn phải làm sao? Phục hồi như thế nào sau khi bị rách tầng sinh môn? Tôi có thể làm gì để phòng ngừa rách tầng sinh môn không? Cùng Milena trả lời những câu hỏi mẹ hay đặt ra trước khi sinh nhé.
1. Tầng sinh môn là gì?
rách tầng sinh môn là vùng giữa âm đạo và hậu môn.
2. Bị rách tầng sinh môn khi sinh thường có phổ biến không?
Thường thì bị rách ở khu vực đáy chậu – là vùng giữa âm đạo và hậu môn.
Phổ biến là độ 1 và 2.
Mẹ có thể áp dụng các biện pháp để giảm rách sinh môn khi sinh thường.
3. Ai thường bị rách tầng sinh môn?
Rách tầng sinh môn thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ sinh con lần đầu. Vết rách nhẹ có thể là vết rách nhỏ, trầy xước. Rách nặng có thể là những vết rách sâu ảnh hưởng đến các cơ sàn chậu.
Nó có thể bị rách ngay cả khi bạn đã được bác sĩ phẫu thuật rạch tầng sinh môn. Thực tế, rách sinh môn làm tăng nguy cơ bị rách.
4. Rách tầng sinh môn có mấy cấp độ?
Có 4 độ .
Rách tầng sinh môn độ 1
Những vết rách nhẹ nhất ảnh hưởng đến vùng da của đáy chậu và mô quanh miệng âm đạo hoặc lớp ngoài cùng của âm đạo. Nhưng các vết rách này không ảnh hưởng đến phần cơ.
Những vết rách loại này, được gọi là vết rách cấp độ một, thường rất nhỏ. Các vết rách này có thể cần khâu ít hoặc không cần khâu. Chúng thường lành nhanh và gây ra ít hoặc không gây khó chịu.
Rách tầng sinh môn độ 2
Các vết rách độ 2 đi sâu hơn, ảnh hưởng các phần cơ bên dưới. Những vết rách này cần được khâu lại, từng lớp một. Chúng sẽ làm bạn khó chịu và thường mất vài tuần để lành.
Rách tầng sinh môn độ 3, độ 4
Khoảng 4% phụ nữ sinh thường bị rách nghiêm trọng . Vết rách này có thể ảnh hưởng đến hoặc đi vào trực tràng. Vết rách có thể gây rất đau trong nhiều tháng và làm tăng nguy cơ mất kiểm soát hậu môn.
Những vết rách nghiêm trọng này được gọi là vết rách độ 3 hoặc độ 4. Một vết rách tầng sinh môn độ 3 là một vết rách trong các mô âm đạo, da đáy chậu, và cơ đáy chậu ảnh hưởng vào cơ vòng hậu môn (cơ xung quanh hậu môn).
Một vết rách độ 4 đi qua cơ vòng hậu môn và mô bên dưới nó.
Còn có thể bị rách ở các khu vực nào không?
Cũng có thể bị rách ở những khu vực khác. Một số phụ nữ bị rách ở phía trên của âm đạo, gần niệu đạo. Những vết rách này thường khá nhỏ. Nếu bị rách ở khu vực này, có thể sẽ chỉ cần một vài mũi khâu hoặc không cần mũi nào.
Những vết rách này không ảnh hưởng đến phần cơ. Vì vậy chúng thường lành nhanh hơn và ít đau hơn vết rách vùng đáy chậu. Nó thường làm bạn nóng rát khi đi tiểu.
Ít phổ biến hơn, phụ nữ có thể bị rách cổ tử cung hoặc môi dưới âm đạo (các nếp gấp của da ngay bên ngoài âm đạo) hoặc rách sâu vào mô âm đạo.
5. Ai là người có nguy cơ cao bị rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4?
Những vết rách nghiêm trọng này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng có nhiều khả năng trong các tình huống sau:
– Lần đầu sinh con.- Trước đây bạn đã sinh con thường và đã bị rách độ ba hoặc bốn.- Bạn sinh con cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là khi sử dụng kẹp.- Bạn bị cắt tầng sinh môn hoặc bạn đã từng bị cắt tầng sinh môn khi sinh con lần trước.- Em bé lớn quá.- Em bé được sinh ở tư thế mặt hướng ra trước.- Mẹ rặn trong một thời gian dài.- Khoảng cách giữa lỗ âm đạo và hậu môn ngắn hơn mức trung bình.
6. Tại sao cắt tầng sinh môn vị trí 7h?
Khi em bé khó ra, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để cắt tầng sinh môn, giúp em bé dễ đi ra hơn. Có 2 vị trí bác sĩ có thể cắt:
1. Cắt thằng từ âm đạo về phía hậu môn
2. Cắt chéo từ âm đạo, lệch khoảng vị trí 7h. Việc cắt tầng sinh môn vị trí 7h giúp giảm nguy cơ bị rách thêm âm hộ trong quá trinh rặn đẻ.
Tại sao phải cắt tầng sinh môn vị trí 7h
7. Rách tầng sinh môn phải làm sao?
Nếu bị một rách cần phải khâu. Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ trực tiếp vào các khu vực cần làm tê.
Sau đó, bác sĩ sẽ khâu tầng sinh môn lại, từng lớp một.
8. Rách tầng sinh môn khâu bao nhiêu mũi?
Điều này cũng tuỳ thuộc vào rách tầng sinh môn độ nào. Nếu nhẹ mẹ có thể không cần phải khâu, vết rách sẽ tự lành được. Tuy nhiên nếu nặng hơn mẹ sẽ phải khâu nhiều mũi.
9. Khâu tầng sinh môn có phải cắt chỉ?
Khi khâu vết rách, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu. Do đó sau khi khâu xong, sẽ không cần phải đi cắt chỉ.
Thông thưởng chỉ tự tiêu sẽ tiêu sau 10 ngày.
10. Vết khâu tầng sinh môn bị dị ứng chỉ?
Tầng sinh môn sau khi khâu có thể bị dị ứng chỉ. Nguyên nhân có thể do:
- Kỹ thuật khâu tầng sinh môn không tốt, khiến chỉ bị dúm, đường khâu không đều.
- Dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng.
- Không chăm sóc, vệ sinh vùng kín sau khâu đúng cách như sử dụng dung dịch vệ sinh hóa chất, băng vệ sinh kém chất lượng.
- Tác dụng phụ của thuốc, gel bôi vùng kín.
Tầng sinh môn bị dị ứng chỉ có thể có các dấu hiệu sau:
– Tầng sinh môn mưng mủ
– Tầng sinh môn bị xuất huyết
– Tầng sinh môn chảy dịch nhầy, khí hư ra nhiều
– Có cảm giác ngứa rát, đau đớn bất thường
– Vết khâu có mùi hôi khó chịu
– Vết khâu tầng sinh môn ra dịch vàng
Khi phát hiện hãy nhanh chóng đi khám để có biện pháp khắc phục kịp thời.
11. May tầng sinh môn có đau không?
Rách Sinh Môn Sau Sinh Có Đau Không?
Trong quá trình khâu tầng sinh môn, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê cục bộ. Do đó trong quá trình khâu mẹ sẽ không có cảm giác đau.
Tuy nhiên sau khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ sẽ có những cảm giác đau nhức, khó chịu ở khu vực tầng sinh môn. Mức độ đau tuỳ thuộc vào độ rách .
12. Đau tầng sinh môn bao lâu?
Tuỳ thuộc vào việc rách tầng sinh môn độ mấy, thời gian đau sẽ tương ứng.
Rách độ 1, thường sẽ lành nhanh và mẹ chỉ hơi khó chịu trong thời gian ngắn.
Rách độ 2: Thường phải khâu và cần 2 – 3 tuần để lành hẳn.
Rách độ 3, độ 4: Có thể đau và khó chịu trong vòng 1 tháng hoặc lâu hơn.
13. Cách giảm đau tầng sinh môn ngay sau khi sinh
Sau khi tầng sinh môn được khâu lại và nhiều khả năng mẹ sẽ bị đau tầng sinh môn. Mẹ sẽ cần phải chườm đá vào khu vực này trong 12 giờ.
Nếu bị rách tầng sinh môn nhiều, bạn có thể sẽ khá hoặc rất khó chịu. Vì vậy hãy yêu cầu bác sĩ cho dùng thuốc giảm đau nếu cần.
Một giải pháp hiệu quả hơn là sử dụng Bình xịt giảm đau vết khâu tầng sinh môn sau sinh. Các bệnh ở Hoa Kỳ thường dùng loại bình xịt giảm đau New Mama Bottom Spray của hãng Earth Mama Angel Baby.
Loại bình xịt này rất được ưu chuộng vì các thành phần hoàn toàn tự nhiên, cho hiệu quả giảm đau rất nhanh và lâu dài.
Tìm hiểu thêm về Chai Xịt Giảm Đau Tầng Sinh Môn New Mama Bottom Spray
Chai Xịt Giảm Đau Tầng Sinh Môn Sau Sinh Của New Mama Bottom Spray
14. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?
Cơn đau do vết khâu tầng sinh môn sẽ giảm đi theo thời gian. Nhưng sự khó chịu có thể kéo dài trong ba tháng hoặc hơn.
Có mẹ vết khâu tầng sinh môn 2 tuần vẫn đau. Có mẹ vết khâu tầng sinh môn 3 tháng vẫn đau.
15. rách tầng sinh môn dùng thuốc gì?
Những ngày đầu sau khi phẫu thuật tầng sinh môn, bác sĩ có thể cho dùng thuốc giảm đau.
Tuy nhiên chai xịt giảm đau tầng sinh môn là giải pháp hiệu quả, nhanh chóng hơn, được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Mẹ có thể dùng mỗi khi đi vệ sinh xong.
Chai xịt giảm đau tầng sinh môn New Mama Bottom Spray
16. Khâu tầng sinh môn nên ăn gì?
Để giúp tầng sinh môn mau lành hơn, mẹ nên hạn chế một số thức ăn.
- Không ăn các thức ăn kích thích
- Không ăn những thức ăn cứng, khó nhai
- và Không ăn những thực phẩm lên men
- Kiêng ăn mỡ heo
- Kiêng ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng, đồ nếp
- Không ăn thức ăn quá nhiều chất xơ
17. Làm gì để giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành?
Biện pháp đầu tiên là sử dụng chai xịt giảm đau tầng sinh môn New Mama Bottom Spary ngay sau khi sinh.
Tiếp theo có thể áp dụng một số cách để giúp lành vết rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4:
• Đi tiểu hoặc đi tiêu có thể gây đau. Dùng thuốc làm mềm phân ngay sau khi sinh và tiếp tục dùng nó trong vài tuần đầu tiên ở nhà. Tuy nhiên phải chọn loại phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sữa mẹ.
• Đừng cố đi vệ sinh hoặc bạn có thể bị táo bón.
• Không quan hệ tình dục cho đến khi bạn được bác sĩ đồng ý.
• Tránh đặt bất cứ thứ gì, kể cả thuốc đặt hoặc thuốc xổ vào trực tràng.
• Rách sinh môn có thể ảnh hưởng đến cơ thắt hoặc tất cả cái gì ảnh hưởng đến trực tràng. Bạn sẽ thường có thể thường xuyên không kiểm soát được việc xì hơi hoặc đi tiêu. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn bị một trong những vấn đề này.
18. Phòng ngừa bị rách tầng sinh môn khi sinh thường không?
Phòng ngừa rách khi sinh thường
1. Sinh con chậm, có kiểm soát giúp giảm nguy cơ . Vì khi đó đáy chậu có nhiều thời gian giãn ra dần. Ví dụ nên chờ và đừng cố rặn khi đầu của con ló ra.
2. Chườm ấm vùng đáy chậu khi chuyển dạ có thể làm giảm nguy cơ bị rách tầng sinh môn.
3. Tìm một bác sĩ đỡ đẻ không thường xuyên phải thực hiện rạch tầng sinh môn. Và bác sĩ này có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ bình thường không cần rạch hay bị rách tầng sinh môn.
Nhưng hãy nhớ rằng bạn và bác sĩ không thể kiểm soát mọi thứ. Có thể không có cách nào để tránh bị rách, đặc biệt là nếu em bé lớn quá hoặc con ở một vị trí khó, hoặc nếu bạn có mô cơ đặc biệt “dễ rách”.
HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÁY HÚT SỮA SIÊU NHANH CÙNG MEDELA
__________________
Bài Viết Tham khảo :
________________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube