SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH THEO TỪNG THÁNG – BÉ 2 THÁNG TUỔI

Có 2 trẻ sơ sinh, bé 2 tuổi và bé 3 tuổi, con của 2 chị tôi quen. Thỉnh thoảng cũng thấy 2 chị post hình con lên FB. Cứ NGỠ 2 bé phát triển BÌNH THƯỜNG, nhưng bỗng một hôm tôi nghe 2 em bé bị #TỰ_KỶ. Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Tôi thực sự giật mình vì làm sao mà để con lớn đến 2, 3 tuổi mới có thể phát hiện ra là con bị #TỰ_KỶ.

Các bà, các mẹ khi gặp nhau thường hay khoe, hay hỏi nhau: Con được bao nhiêu kg rồi, mà quên mất một điều quan trọng nhất đó là: Con đã đạt được các mốc phát triển theo độ tuổi của con chưa?

Nếu cha mẹ hay người chăm sóc có thể hiểu được những BIỂU HIỆN KHÔNG BÌNH THƯỜNG của bé SỚM hơn thì có lẽ những vấn đề về #TỰ_KỶ của con đã được giải quyết sớm hơn. Và có thể lúc 2, 3 tuổi với những phương pháp can thiệp kịp thời, các bé đã có thể hồi phục và có một cuộc sống bình thường.

Cách con bạn chơi, học, nói, và vận động cho biết những manh mối quan trọng về sự phát triển của bé. Những mốc phát triển quan trọng là những gì hầu hết mọi đứa trẻ đều có thể làm được đến hết một tuổi nhất định.

Hãy đánh dấu những mốc quan trọng mà con bạn đã trải qua đến hết 2 tháng tuổi. Bạn nói với bác sĩ mỗi khi đi khám về những mốc quan trọng mà con bạn đã trải qua và những gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh
Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Những Điều Hầu Hết Trẻ Đều Làm Ở Tuổi Này:

Xã hội/Xúc cảm. Sự phát triển của trẻ sơ sinh

  • Bắt đầu cười với mọi người
  • Có thể nhanh chóng tự trầm tĩnh lại (có thể đưa tay lên miệng và mút tay)
  • Cố gắng nhìn ngắm cha mẹ

Ngôn Ngữ/Giao Tiếp. Sự phát triển của trẻ sơ sinh

  • Nói thì thầm, tạo ra tiếng rúc rích
  • Ngoái đầu về hướng tiếng động

Nhận thức (hiểu biết, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)

  • Để ý nhận mặt
  • Bắt đầu dõi theo các vật và nhận ra người ở đằng xa
  • Bắt đầu biết chán (khóc la, om sòm) nếu hoạt động không thay đổi

Vận Động/Phát Triển Cơ Thể. Sự phát triển của trẻ sơ sinh

  • Có thể ngẩng đầu lên và bắt đầu đẩy lên khi nằm sấp
  • Bắt đầu vận động tay và chân uyển chuyển hơ

Hãy nói cho bác sĩ hoặc người chăm có trẻ biết nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ có thể đang chậm phát triển so với tuổi 2 tháng tuổi này.

Bạn có thể giúp bé học tập và phát triển. Nói, đọc, hát và chơi cùng bé mỗi ngày.

Có thêm là một số hoạt động vui chơi cùng bé 2 tháng tuổi NGAY hôm nay.#MayhutsuaMedelaGoVap #MayhutsuaMedelaPhuNhuan#MayhutsuaMedelaBinhThanh

Hãy Hành Động Sớm Bằng Cách Nói Với Bác Sĩ Nếu Con Quý Vị:

  • Không phản ứng lại với tiếng động to
  • Không để ý xem đồ vật khi chúng di chuyển
  • Không cười với mọi người
  • Không đưa tay lên miệng
  • Không ngẩng đầu lên khi đẩy lên trong lúc nằm sấp

Hãy nói cho bác sĩ của con quý vị hoặc người chăm sóc trẻ biết nếu quý vị nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ có thể đang chậm phát triển so với tuổi này

Giúp Bé Học tập và Phát triển. Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Quý vị có thể giúp bé học tập và phát triển. Nói, đọc, hát và chơi cùng bé mỗi ngày.Dưới đây là một số hoạt động vui chơi cùng bé 2 tháng tuổi ngay hôm nay.

  • Âu yếm, nói chuyện và vui chơi với bé trong khi cho ăn, mặc quần áo và tắm cho bé.
  • Giúp bé học cách tự trấn an. Bé có mút tay cũng không sao.
  • Bắt đầu giúp bé hình thành dần thói quen, như ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và có lịch sinh hoạt đều đặn.
  • Việc đồng cảm với những điều bé thích và không thích có thể giúp quý vị cảm thấy bình thản và tự tin hơn.
  • Thể hiện sự hào hứng và cười khi bé tạo ra âm thanh.
  • Thỉnh thoảng không những bắt chước âm thanh bé tạo ra, mà còn sử dụng cả ngôn từ rõ ràng.
  • Chú ý đến những tiếng khóc khác nhau của bé để biết cách nhận ra bé muốn gì.
  • Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.
  • Chơi ú òa. Cũng như giúp bé chơi ú òa
  • Đặt một chiếc gương an toàn với bé trong nôi để bé có thể thấy mình qua gương.
  • Cùng bé xem tranh ảnh và nói chuyện về các tranh ảnh đó.
  • Đặt bé nằm sấp khi bé tỉnh giấc và đặt đồ chơi cạnh bé.
  • Khích lệ để bé nhấc đầu lên bằng cách dứ đồ chơi ngang tầm mắt trước mặt bé.
  • Dứ đồ chơi hay lúc lắc phía trên đầu bé và khích lệ bé với vật đó.
  • Giữ bé đứng thẳng với chân chạm sàn. Hát và nói chuyện với bé khi giữ bé ở tư thế đứng thẳng này.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Từ Tuần 28 – 37 | Milena

Bài Viết Tham khảo :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here