Táo bón khi mang thai là khi bị đau bụng hoặc khó chịu, đi tiêu khó khăn và không thường xuyên, và đi phân cứng. Táo bón ảnh hưởng đến khoảng một nửa số phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên các mẹ mang thai lại thường tự mình chịu đựng việc bị táo bón này. Mẹ âm thầm chịu đau đớn do không biết những hậu quả có thể xảy ra nếu để táo báo khi mang thai kéo dài.
Nguyên nhân gây Táo bón khi mang thai?
Nói chung, lo lắng, ít tập thể dục và chế độ ăn ít chất xơ có thể gây táo bón. Táo bón ở phụ nữ mang thai là do sự gia tăng hormone progesterone, làm giãn các cơ trơn trên toàn cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa.
Và do áp lực của tử cung nở ra đè lên ruột. Điều này có nghĩa là thức ăn và chất thải đi qua ruột chậm hơn.
Bổ sung sắt, đặc biệt là ở liều cao, có thể làm táo bón trong thai kỳ tồi tệ hơn. Bạn phải đảm bảo đang uống nhiều nước nếu bạn đang bổ sung sắt.
Bạn có thể cần phải chuyển sang dùng một loại thuốc bổ sung sắt khác. Nhưng điều quan trọng là phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
Hậu quả của Táo bón khi mang thai là gì?
Táo bón khi mang thai làm tâm trạng mẹ khó chịu
3/4 phụ nữ bị táo bón trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên hầu hết các mẹ đều âm thầm chịu đựng các đau đơn, khó chịu do táo bón trong thai kỳ.
Việc này đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của mẹ. Tinh thần không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến con trong bụng mẹ.
Nếu mẹ để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn:
- Trĩ.
- Chảy máu đại tràng.
Chị Loan – Đà Nẵng chia sẻ: Lúc mang thai, bị táo bón, rồi chuyển sang trĩ, chảy máu suốt mà ngại chẳng nói ai.
Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón khi mang thai?
Phòng ngừa và điều trị táo bón bao gồm nhiều bước. Dưới đây là một số việc bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa táo bón hoặc điều trị táo bón khi mang thai:
1. Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ
Bữa ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ
Lý tưởng nhất là bạn sẽ tiêu thụ 25 đến 30 gram mỗi ngày chất xơ từ trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, đậu, mận khô và cá mỗi ngày.
Có thể thêm một vài muỗng cám lúa mì hoặc gạo chưa qua chế biến vào ly ngũ cốc buổi sáng, mặc dù có thể mất vài ngày trước khi bạn nhận thấy sự khác biệt.
2. Uống nhiều nước. Táo bón khi mang thai
Uống nhiều nước giúp phân mềm hơn, hạn chế táo bón khi mang thai
Uống nhiều nước là việc rất quan trọng, đặc biệt là khi tăng lượng chất xơ. Uống 10 đến 12 cốc, mỗi cốc khoảng 0.25l hoặc đồ uống khác hàng ngày.
Sự kết hợp của chế độ ăn nhiều chất xơ và nhiều chất lỏng giúp bạn loại bỏ chất thải tốt nhất. Mồ hôi, khí hậu nóng / ẩm và tập thể dục có thể làm tăng nhu cầu bổ sung chất lỏng.
Uống nước ấm ngay sau khi thức dậy cũng sẽ giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
3. Tập thể dục thường xuyên. Táo bón khi mang thai
Tập thể dục thường xuyên giúp hạn chế táo bón trong thai kỳ
Nếu bạn không hoặc ít vận động, bạn có nhiều khả năng bị táo bón.
Đi bộ, bơi lội, yoga và tập thể dục vừa phải giúp kích thích ruột hoạt động, làm giảm táo bón và giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Bạn nên tập thể dục ba lần một tuần, mỗi lần 20-30 phút.
4. Lắng nghe cơ thể của bạn
Lắng nghe cơ thể, đi tiêu khi cần giúp tránh táo bón khi mang thai
Ruột có thể hoạt động mạnh hơn sau bữa ăn. Vì vậy hãy đi vệ sinh sau khi ăn nếu bạn thấy cần thiết. Đừng nín đi đại tiện.
5. Giảm hoặc loại bỏ chất bổ sung sắt
Vitamin bầu triết xuất từ rau củ quả organic – tránh bị táo bón khi mang thai
Bổ sung sắt có thể góp phần gây táo bón. Nếu vitamin tổng hợp trước khi sinh chứa quá nhiều sắt (và bạn không bị thiếu máu), hãy hỏi bác sĩ để chuyển sang loại có hàm lượng sắt ít hơn.
Một giải pháp toàn diện hơn cho mẹ là dùng các loại vitamin được chiết xuất từ ra củ quả hữu cơ. Mẹ uống các loại vitamin organic này sẽ giống như mẹ đang ăn rau hoặc củ quả vậy. Do đó nó sẽ không gây táo bón như các loại vitamin thông thường.
Một chế độ dinh dưỡng tốt thường có thể đáp ứng nhu cầu sắt của mẹ bầu trong thai kỳ. Uống sắt với liều lượng nhỏ hơn trong suốt cả ngày thay vì uống tất cả cùng một lúc có thể làm giảm táo bón.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra mức độ sắt và lượng sắt cần thiết trong thai kì. Bạn nên tham khảo các cánh để bổ sung sắt một cách tự nhiên.
6. Các loại thuốc không kê đơn
Có những sản phẩm bổ sung chất xơ như Metamucil giúp làm mềm nhu động ruột và giảm táo bón.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống các loại thuốc này.
Sự an toàn khi dùng thuốc nhuận tràng khi mang thai
Táo bón là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai rất hay đặt câu hỏi về việc dùng thuốc nhuận tràng trong thai kỳ.
Nếu bạn đang bị táo bón, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên để giảm táo bón. Chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước hơn, nhưng có thể nó không hiệu quả.
Nếu các biện pháp tự nhiên để giảm táo bón không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc nhuận tràng trong thai kỳ để giảm bớt sự khó chịu. Trước khi dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng liều lượng cho phù hợp.
Có an toàn khi dùng thuốc nhuận tràng khi mang thai?
Tốt nhất là áp dụng các phương pháp tự nhiên để giảm táo bón trước khi quyết định dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Nếu các biện pháp tự nhiên này đều không hữu ích, bác sĩ có thể cho dùng thuốc nhuận tràng nhẹ. Một loại thuốc nhuận tràng nhẹ, được cho là an toàn trong thai kỳ, là sữa magiê.
Bạn cũng có thể dùng chất tạo xơ như Metamucil.
Cuối cùng, có thể dùng thuốc làm mềm phân, chứa docusate, để giảm táo bón khi mang thai.
Dùng thuốc làm mềm phân, chứa docusate, để giảm táo bón khi mang thai
Nếu tất cả các loại trên đều không hiệu quả, có thể phải dùng một loại thuốc mạnh hơn. Bạn nên luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc mạnh hơn.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn không lạm dụng thuốc nhuận tràng. Nó có thể gây ra tiêu chảy, dẫn đến mất nước và có thể làm bạn dễ bị tiêu chảy hơn sau này.
Tốt hơn là nên cố gắng để không bị táo bón ngay từ đầu bằng cách ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Các cách không an toàn để trị táo bón khi mang thai
Dầu gan cá tuyết không an toàn khi để giảm táo bón khi mang thai, vì nó có thể cản trở sự hấp thụ một số vitamin và khoáng chất.
Giải pháp tốt nhất là ngăn ngừa trước táo bón khi mang thai xảy ra. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động đầy đủ và uống đủ nước sẽ giúp mẹ phòng ngừa. Thuốc làm mềm phân thường sẽ là một lựa chọn tiếp theo giúp mẹ giảm táo bón trong thai kỳ. Thuốc làm mềm phân thường được bác sĩ cho kèm khi mẹ uống Vitamin bầu.
VÙNG KÍN CÓ MÙI KHI MANG THAI
Bài Viết Tham khảo :
________________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube