Tiếng khóc quấy của trẻ sơ sinh có lẽ luôn là một thứ gì rất huyền bí đối với các bậc mới làm cha mẹ lần đầu. Có những gia đình chia sẻ tiếng con khóc quấy làm nào loạn cả gia đình. Cũng phải thôi. Có nhà mãi mới có một đứa cháu thì lấy gì mà không chăm chút, lo lắng. Khi con nó khóc thì phải lo lắng rồi, cả ngàn câu hỏi đặt ra trong đầu, không biết nó có làm sao không mà nó khóc suốt thế này, cho nó đi bác sĩ đi, trời ơi, tội đứa nhỏ, mới bé thế kia mà đã khóc thế thì còn gì là người nữa,…Cùng khám phá tiếng khóc của trẻ sơ sinh nói lên điều gì nhé.
1. TRẺ KHÓC DO ĐÓI
Tiếng khóc của con khi đói sẽ lặp đi lặp lại và không ngừng cho đến khi con nhận được những gì con muốn – vú mẹ hoặc bình sữa. Sau đó, con sẽ ngưng khóc hoàn toàn. Cha mẹ có thể nhận thấy tiếng khóc này có vẻ khá nhanh.”
Đôi khi trẻ sơ sinh vẫn khóc nức nở khi con bắt đầu bú mẹ hoặc bú bình. Con sẽ hít vào quá nhiều không khí. Điều này có thể làm con đầy hơi và thậm chí con còn khóc nhiều hơn. Khi bạn học cách nhận ra tiếng khóc “đói” của trẻ. Bạn có thể bắt đầu cho con bú trước khi bé bị kích động quá mức, tức là lúc con đã khóc.
Những dấu hiệu khác mà bé có thể cho bạn biết: Máy môi, quay đầu về phía bàn tay của bạn khi bạn vuốt má, và cho tay lên miệng.
2. TRẺ KHÓC DO ĐẦY HƠI SAU KHI BÚ
Con khóc lớn ngay sau khi bú thường do đau bụng. Có thể làm cho con rất khó chịu cho đến khi con được giải tỏa. Hãy thử cho con ợ hơi – vỗ nhẹ nhàng lên lưng con – để giúp con ợ ra. Một số cha mẹ thích ôm em bé lên ngực hoặc vai. Những cha mẹ khác thì thích cho con ngồi thẳng dậy và đỡ cằm của em bé bằng một tay và giúp con ợ bằng tay kia.
Nhiều bậc cha mẹ cũng sử dụng với thuốc chống đầy hơi không kê đơn cho trẻ sơ sinh. Không có nhiều dữ liệu nói về việc này, nhưng theo như chỉ dẫn thì không có hại gì cho trẻ khi sử dụng các loại thuốc này. Tuy nhiên, tốt hơn hết là nên đi khám bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh.
Những dấu hiệu khác mà em bé có thể cho bạn thấy: Con co đầu gối lên ngực. Thử giúp con ợ bằng cách đặt con nằm ngửa, giữ chân con. Và di chuyển chân con như chuyển động đạp xe đạp.
Trẻ sơ sinh quấy khóc sau khi bú xong có thể do đầy hơi
3. TRẺ KHÓC DO BỊ QUÁ KÍCH THÍCH
Con bạn đang trải nghiệm toàn bộ thế giới xung quanh – ánh sáng, tiếng ồn. Con được truyền từ người này sang người khác. Con có thể thích thú với sự kích thích, nhưng con có thể bắt đầu phải xử lý quá nhiều. Đó là lý do tại sao con đôi khi xen kẽ giữa cười và khóc. Kiểu hành vi này, tiếp theo sẽ là khóc nhiều hơn. Có thể là cách nói của con, “Con đã đủ kích thích rồi đấy.”
Những dấu hiệu khác mà con bạn có thể cho bạn thấy: Con quay đầu ra khỏi hướng những kích thích và âm thanh. Nhiều trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy an toàn hơn khi được quấn khăn. Nếu con bạn đã lớn, không thể quấn khăn hoặc con không thích. Hãy thử mang con đến một nơi yên tĩnh và để bé bình tĩnh lại một lúc.
4. TRẺ KHÓC DO BUỒN NGỦ
Cha mẹ thường bỏ qua những tiếng “khóc đòi ngủ” vào thời điểm cha mẹ không nghĩ là con muốn ngủ. Một số em bé có những “ngày buồn ngủ”. Con có thể đang trong giai đoạn phát triển hoặc chỉ đang mệt mỏi quá. Ngay cả khi con bạn vừa mới ngủ một giờ trước. Nếu tiếng khóc của con không quá gay gắt và con có thể dỗ nín được trong một lúc. Con có thể muốn nói với bạn rằng con muốn nghỉ ngơi.
Những dấu hiệu khác mà bé có thể cho bạn biết: Con dụi mắt, khóc trong khi mắt con bắt đầu nhắm lại và ngáp.
Lý do chính trẻ sơ sinh quấy khóc là do buồn ngủ và đói bụng
5. TRẺ KHÓC DO BỊ BỆNH
Tiếng khóc của một đứa trẻ bị bệnh thường khác so với tiếng khóc của một đứa bé đang đói hoặc buồn. Nếu con bạn khóc “có vẻ không ổn” hoặc nếu con không thể nguôi ngoa. Và đã khóc trong vài giờ, hãy tin vào bản năng của mình và liên hệ với bác sĩ.
Những dấu hiệu khác mà em bé có thể cho bạn biết: Con bị sốt; con không đói; con khó thức dậy hoặc buồn ngủ; lượng tã của con ít hơn bình thường; hoặc con không cư xử như bình thường.
6. TRẺ “KHÓC DẠ ĐỀ”
Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi hay dân gian gọi là “khóc dạ đề”. Là một thuật ngữ dùng để mô tả việc khóc quá mức so với một trẻ khỏe mạnh khác. Nếu con bạn nhỏ hơn 5 tháng tuổi và khóc trong hơn ba giờ liên tiếp từ ba ngày trở lên mỗi tuần trong ít nhất ba tuần. Rất có thể con đang ở giai đoạn “khóc dạ đề”. “Khóc dạ đề” không phải là một căn bệnh và sẽ không làm cho con bạn bị tổn hại lâu dài. Nhưng đó là một giai đoạn khó khăn cho cả bạn và con bạn.
Các dấu hiệu khác mà bé có thể cho bạn thấy:
Con ở giai đoạn “khóc dạ đề” quấy khóc có thể đến mức không thể nói được và khóc quá mức. Thường là vào cùng một thời điểm trong ngày, thường xuyên vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối. Nếu em bé bị “khóc dạ đề”, bụng của bé cũng có thể trông to hơn. Và có thể duỗi dài chân ra hoặc co chân lên và xì hơi khi khóc.
Những tiếng khóc quấy này có thể nghe rất nhức nhối đối với trẻ sơ sinh cũng như cha mẹ. “Hãy nhớ rằng khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi hoặc thất vọng vì tiếng con khóc. Bạn hoàn toàn có thể đặt bé xuống một nơi an toàn và bỏ đi vài phút để nghỉ ngơi.”
Tin tốt? Nó không kéo dài mãi mãi. “Khóc dạ đề” có xu hướng cao điểm khoảng tuần thứ 6 tuần. Sau đó cải thiện đáng kể khi trẻ từ 3 đến 4 tháng. Sau 5 tháng, em bé của bạn thường sẽ hết hẳn.
Khi đến giai đoạn khóc dạ đề, trẻ có thể khóc hàng tiếng mà không thôi
Mỗi tiếng quấy khóc của trẻ sơ sinh là một lý do đằng sau đó. Ba mẹ hãy là người hiểu con nhất, hãy quan sát con. Bằng tình yêu thương của ba và mẹ, không cần con phải nói thành lời, thành câu. Ba mẹ cũng đã có thể hiểu được tiếng khóc của con có nghĩa là gì. Con hãy hoàn toàn yên tâm vào ba mẹ.
CẮT MÓNG TAY CHO TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO
Bài Viết Tham khảo :
________________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube
TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ SƠ SINH NÓI LÊN ĐIỀU GÌ? – Tình Yêu Sữa Mẹ
[url=http://www.g6d6n8z02j62b55w0ho6y1p0syn0h6m6s.org/]uxlgygkfgjb[/url]
axlgygkfgjb
xlgygkfgjb http://www.g6d6n8z02j62b55w0ho6y1p0syn0h6m6s.org/