Trẻ lười bú mẹ sau sinh - Milena - 6

Trẻ Lười Bú Mẹ Khi Mới Sinh: Khó Nhưng Có Cách Khắc Phục

Hôm vừa rồi mình có cơ hội đi cùng bác sĩ sữa mẹ Lê Ngọc Anh Thy – chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC đi tư vấn cho các mẹ sữa ở Vũng Tàu. Bác đi để hỗ trợ các mẹ về khớp ngậm đúng, trẻ lười bú mẹ,… 

Trên đường đi được dịp trao đổi với bác mình hiểu thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm về sữa mẹ. Có nhiều vấn đề mà nguyên do chủ yếu là do mẹ chưa có đủ kiến thức về cho con bú. Một trong những khó khăn phổ biến của các mẹ là khi mới sinh trẻ lười bú mẹ. Vậy mẹ phải làm sao?

1 trong những điều mà mẹ lo lắng nhất sau sinh là trẻ lười bú mẹ. Thực tế thì em bé sẽ cực kỳ buồn ngủ sau khi sinh và chẳng thèm quan tâm đến vú mẹ. Hoặc con sẽ ngậm vú mà không chịu mút gì cả.

1. Lý do vì sao trẻ lười bú mẹ sau khi mới sinh?

Trẻ lười bú mẹ sau sinh - Milena - 4

Trẻ lười bú mẹ khi mới sinh thường do trẻ buồn ngủ

Điều quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ đó là phải xem nguyên nhân vì sao con lười không chịu bú mẹ. Có điều gì ngăn cản con bú mẹ hay không? Vì không bao giờ con từ chối vú mẹ do không thích hay vì sữa không ngon.

Có nhiều yếu tố có thể góp phần làm bé lười bú mẹ khi mới sinh:

1.Bé sinh bằng phương pháp sinh mổ

Những em bé sinh mổ thường sẽ rất buồn ngủ trong 1 hoặc 2 ngày đầu tiên. Do đó nếu mẹ cứ để cho con ngủ, con sẽ ngủ rất lâu và cũng chẳng thèm bú mẹ đâu.

2. Bé sinh khó

Mặc dù mẹ sinh thường nhưng mẹ có thời gian chuyển dạ lâu và sinh khó. Bé sinh ra thường khá kiệt sức và cần có thời gian nghỉ ngơi nên con sẽ lười bú mẹ sau sinh. Đây cũng là một lý do để bé lười không chịu bú mẹ sau sinh.

3.Mẹ dùng thuốc giảm đau trong khi sinh

Bất kỳ loại thuốc giảm đau nào được tiêm vào người mẹ khi chuyển dạ đều có khả năng khiến bé buồn ngủ. Do đó việc bé buồn ngủ và lười bú mẹ là điều bình thường.

4.Bé sinh non

Bé sinh non là bé được sinh ra trước 37 tuần thai. Khi đó có thể khả năng bú của bé chưa được thuần thục 100%. Ngay cả những bé nếu sinh ra vào khoảng 38 tuần nhưng bằng phương pháp sinh mổ thì cũng rất khó khăn để con bú hiệu quả lúc đầu. Khi đó mọi người thường hay lầm tưởng là bé lười bú mẹ.

5.Bé bị cách ly với mẹ

Nếu bé bị cách ly với mẹ sau sinh, cơ thể bé có thể sẽ chuyển sang chế độ “shut down – Ngưng”. Điều này làm bé bị căng thẳng và cơ thể bé khi đó sẽ chỉ tập trung vào việc làm sao để sống sinh tồn chứ không phải bú nữa. Và tất nhiên là bé sẽ không chịu bú mẹ.

2. Vậy làm cách nào để cho bé có thể tập cho bé bú mẹ đúng cách sau sinh? 

1.Việc đầu tiên là luôn luôn da kề da với bé

Da tiếp da giúp giảm trẻ lười bú mẹ sau sinh - Milena - 1

Da tiếp da giúp giảm trẻ lười bú mẹ khi mới sinh

Giải pháp hiệu quả nhất cho hầu hết mọi vấn đề cho con bú đó chính là da tiếp da với con. Hãy đặt bé trên ngực mẹ cho con được da kề da với mẹ cho đến khi bé bắt đầu chịu bú. Việc da kề da sẽ đảm bảo trẻ không bị cảm lạnh và lượng đường trong máu không giảm. Đây là hai nguyên nhân sẽ khiến bé buồn ngủ hơn.

Tiếp xúc da kề da cũng cho phép cơ thể mẹ và cơ thể bé được nói chuyện với nhau. Trẻ em được sinh ra với tất cả các phản xạ mà chúng cần để có thể bú mẹ hiệu quả. Và việc tiếp xúc da kề da sẽ giúp kích hoạt các phản xạ đó của trẻ. Da kề da là giải pháp duy nhất mẹ cần trong lúc này.

2.Hãy nặn sữa và cho con bú

Khi bé không muốn bú mẹ ngay lập tức, mọi người từ cô y tá cho đến bà thường rất nhanh chóng có giải pháp là cho con bú bình. Mẹ hãy kiên quyết từ chối đừng cho việc này xảy ra. Cho trẻ bú bình khi mới sinh là sai lầm lớn nhất. Vì nếu bé có kinh nghiệm bú bình rồi thì sẽ rất khó để cho con bú mẹ.

Bên cạnh đó con không thể bị chết vì đói hay hạ đường huyết. Vì trong 24 giờ đầu tiên, bé có thể chỉ cần 1 giọt sữa. Ngay cả 1 bé bú sữa mẹ thì cũng chỉ cần khoảng 30ml sữa trong 24 giờ đầu tiên mà thôi. Điều quan trọng nhất bé cần là được da kề da với mẹ.

Nếu trẻ vẫn không chịu bú mẹ trong khoảng 6-8 giờ sau khi sinh, tốt nhất mẹ nên bắt đầu vắt sữa để có thể kích thích vú tăng sản xuất sữa. Ban đầu, lượng sữa non trong ngực mẹ rất ít nên mẹ hãy vắt sữa bằng tay thay vì sử dụng máy hút sữa. Đừng lo lắng nếu mẹ chỉ vắt được một hoặc hai giọt sữa. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Bạn có thể chỉ cần quét những giọt sữa đó lên ngón tay của mình đưa vào miệng con. Nếu mẹ may mắn vắt được nhiều hơn 1 vài giọt thì mẹ hãy sử dụng ống tiêm hoặc muỗng cà phê để cho bé ăn.

Nếu bé lười bú mẹ, mẹ hãy tiếp tục sử dụng máy hút sữa hoặc vắt tay ít nhất 8 lần mỗi 24 giờ. Việc này đảm bảo rằng xây dựng được một nguồn sữa tốt. Cho bé bú sữa bằng ống tiêm, thìa hoặc cốc, nhưng tránh sử dụng bình sữa. Mẹ nên dùng máy hút sữa điện đôi tốt để hút sữa hiệu quả và tránh đau khi hút, làm giảm lượng sữa.

3. Giúp bé tìm đến vú mẹ

Cho trẻ tìm vú mẹ giúp giảm bé lười bú mẹ khi mới sinh - Milena - 1

Cho trẻ tìm vú mẹ giúp giảm bé lười bú mẹ khi mới sinh

Trong lúc cho bé da kề da với mẹ, bạn hãy theo dõi sát sao những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng bú. Một số tín hiệu mà bạn có thể thấy là:

–       Bé quay đầu sang một bên và mở miệng khi có thứ gì đó chạm vào má

–       Nhai hoặc mút cử động bằng miệng.

–       Liếm hoặc ngậm ngực mẹ hoặc tay của bé

–       Cố gắng để bò tìm đến vú mẹ

–       Tạo ra những âm thanh rên rỉ, gần như thể bé sắp khóc

Khi bé có những dấu hiệu này, đó là thời điểm tốt để tập cho bé bú mẹ. Bạn hãy đưa bé đến gần vú, để bé nằm ở tư thế bé có thể ngậm núm vú mà không cần phải xoay hoặc nghiêng đầu. Thường thì cách dễ nhất là giữ bé ở cùng một vị trí da kề da nhưng di chuyển bé xuống một chút và sang một bên.

Áp dụng biện pháp này, mẹ sẽ giải quyết được việc trẻ không chịu bú sau sinh.

4. Kích thích phản xạ nút

Kích thích trẻ bú mẹ

Kích thích phản xạ nút của trẻ khi trẻ lười bú mẹ

Đôi khi chỉ cần 1 chút kích thích lên các cơ trên mặt để đánh thức bé và bắt đầu cho bé bú. Sử dụng ngón trỏ của bạn, vuốt ve mặt bé nhẹ nhàng nhưng chắc chắn (như thể bạn đang xoa bóp) trên các vùng sau:

a.Vuốt má theo một đường chạy từ giữa tai đến khóe miệng.

b.Vuốt ve vùng da phía trên môi trên, di chuyển từ giữa môi đến khóe miệng (lặp lại sang hai bên).

c.Vuốt ve môi dưới từ trái sang phải và từ phải sang trái.

d.Đặt một ngón tay dưới cằm bé và xoa nhẹ theo vòng tròn nhỏ – điều này kích thích lưỡi bé từ bên dưới.

Sử dụng ngón tay của bạn để chạm vào môi bé. Nếu em bé mở miệng và cạp ngón tay của bạn, cho phép bé mút nó một chút (với ngón tay của bạn trên lưỡi bé và hướng móng tay ở vòm miệng). Khi bé đang bú một cách nhịp nhàng, hãy cố gắng trượt ngón tay ra khỏi miệng và đưa núm vú vào để kích thích mút.

3. Khi nào cần gọi bác sĩ

Trẻ lười bú mẹ khi mới sinh - Milena - 1

Liên hệ bác sĩ nếu trẻ không chịu bú mẹ sau 48 giờ

Nếu em bé vẫn không chịu bú sau 48 giờ, hãy gọi cho chuyên gia sữa mẹ tư vấn về sữa mẹ càng sớm càng tốt để có thể giúp bé có khớp ngậm đúng. Ở Việt Nam hiện nay chỉ mới duy nhất bác sĩ Lê Ngọc Anh Thy là bác sĩ sữa mẹ có bằng quốc tế IBCLC. Các mẹ có thể liên lạc với bác Thy để được tư vấn thêm https://www.facebook.com/TuVanSuaMe/. Trong khi đó mẹ hãy tiếp tục vắt sữa mẹ và cho bé ăn.

Việc trẻ lười bú mẹ luôn là vấn đề nhức đầu mà mẹ gặp phải khi mới sinh xong. Những lo lắng của người thân và bản thân mẹ sẽ làm mẹ mất bình tĩnh. Khi đó lựa chọn thường của mọi người sẽ là cho trẻ bú bình khi mới sinh. Đây sẽ sai lầm lớn của mẹ đấy.Việc này sẽ không thể giải quyết được việc trẻ lười bú mẹ.

Nếu mẹ vẫn gặp khó khăn trong việc trẻ không chịu bú mẹ, hãy liên hệ với Mai để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé.

CỨT TRÂU Ở TRẺ SƠ SINH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bài Viết Tham khảo :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here