Lần đầu tiên gặp bé là một hạnh phúc sung sướng vỡ òa mà không lời nào mô tả được. Mẹ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, sốc… Trong quá trình lâm bồn nhưng thời điểm nhìn thấy bé mọi khó khăn cực nhọc đó đều tan biến. Trẻ Sơ Sinh Mới Chào Đời
Chuẩn bị đầy đủ trước kiến thức để đón chào thành viên nhỏ bé của gia đình sẽ làm gia đình không bất ngờ. Bình tĩnh và tự tin cũng như có thời gian tận hưởng được giây phút hạnh phúc bên con.
1. Trẻ Sơ Sinh Mới Chào Đời Có Đặc Điểm Gì?
Đa số Bé vừa sinh ra có thể không “đẹp” như ba mẹ tưởng tượng:
- Bé có những vết hơi tím xanh ở da. Mẹ đừng lo, khi bé bắt đầu thở hơi thở đầu tiên, bé sẽ nhanh chóng có vẻ đỏ hồng.
- Nếu mẹ sinh thường, đầu bé có thể bị móp. Bé nhìn có thể hơi giống “người ngoài hành tinh” nhưng chỉ sau vài ngày. Đầu bé sẽ trở lại hình tròn bình thường. Có trường hợp mẹ bị dùng kẹp để kéo bé ra. Đầu bé có thể bị sưng ở hai bên nhưng vết sưng cũng nhanh chóng tự khỏi.
- Bộ phận sinh dục ở bé có vẻ như bị sưng, bé gái còn có thể có những đốm đỏ ở âm đạo. Ngực của bé có thể nhìn như bị sưng và có trường hợp chảy sữa từ núm vú. Những dấu hiệu này rất bình thường các mẹ nhé vì bé đang có nhiều hormone của mẹ.
- những Bé sinh ra có nhiều lông tơ khắp người, các lớp lông sẽ tự rụng dần.
- Mắt bé có thể có màu xám đậm hay nâu, khoảng tuần 12. Mắt bé sẽ đổi màu dần nhưng thường màu mắt cuối cùng của bé. Ba mẹ sẽ thấy lúc bé 1 tuổi.
- các Bé Châu Á đặc biệt có vết chàm màu xanh tím Mogolian (như vết bầm) dọc sống lưng, cánh tay, mông… Những vết này sẽ tự biến mất khi bé khoảng 3 tuổi
2. Tiểu tiện
Kiểm tra số lượng tã để đảm bảo trẻ bú đủ, đảm bảo tăng cân
Đối với bé bú sữa mẹ trực tiếp:
ngày thứ 1 tã ướt, 1 tã bẩn, màu phân đen hoặc xanh đen.
tới ngày 2 tã ướt, 1 – 2 tã bẩn, màu phân đen hoặc xanh đen.
tới ngày 3 tã ướt, tối thiểu 3 tã bẩn, màu phân nâu, xanh lá cây hoặc vàng.
vào ngày 4 Ít nhất 4 tã ướt, tối thiểu 3 tã bẩn, màu phân nâu, xanh lá cây hoặc vàng.
cuối cùng ngày 5 đến tuần thứ 3: Ít nhất 6 tã ướt, tối thiểu 3 tã bẩn phân vàng, mềm.
Trong vòng 24 tiếng nếu bé không đi được phân su, mẹ nên hỏi bác sĩ. Đối với bé sữa bình. Phân bé sẽ thay đổi về màu và độ đặc lỏng. Từ màu vàng hoặc cam chuyển qua nâu, lỏng chuyển sang hơi thể bán lỏng. Phân ở bé bú sữa mẹ nghe mùi hơi nhẹ và ngọt – hơi giống mùi yaourt caramel. Trong khi bé bú bình phân sẽ có mùi nồng hơn.
3. Rốn Trẻ Sơ Sinh Mới Chào Đời
Cuống rốn trẻ sơ sinh
Dây rốn bé bị cắt có hình dạng ống cao su trắng dài 4cm. Sau khi cắt, bệnh viện sẽ dùng kẹp nhựa (phổ biến) kẹp vào phần giữa rốn và phần cuối của dây rốn. Khoảng 7-10 ngày , phần gốc này sẽ tự khô, chuyển màu thành nâu và rụng. Mẹ nên quan sát cuống rốn, thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy chất nhờn, hiếm nhưng vẫn có trường hợp cuống rốn bị viêm nhiễm (trong trường hợp viêm nhiễm – rất hiếm mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ nhi để điều trị, có thể phải bằng kháng sinh). Thường thì cuống rốn không có dấu hiệu đặc biệt thì mẹ vẫn tắm rửa bình thường bằng nước sạch và dùng bông thấm mềm.
Khi dây rốn khô và rụng, rốn bé cũng sẽ tự lành.
Tham khảo thêm bài viết: Cách chăm sóc cuốn rốn trẻ sơ sinh
4. Vàng da ở Trẻ Sơ Sinh Mới Chào Đời
Hiện tượng vàng da sinh lý, không phải bệnh lý, rất phổ biến với bé (½ bé sinh đủ tháng bị vàng da) vào thời điểm ngày thứ ba, thứ tư sau khi sinh. Vàng da là hiện tượng do gan bé chưa trưởng thành không thể lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu. Bilirubin là chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ ở trẻ sơ sinh. Vàng da nhẹ thường tự hết và không cần điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên nếu bé bị nặng hơn sau ngày thứ hai thì ba mẹ cần cho bé đi thử nước tiểu để có điều trị kịp thời. Đối với những bé, nồng độ Bilirubin tăng đáng kể sẽ được điều trị bằng ánh sáng huỳnh quang giúp giảm sắc tố vàng. Việc cho bé bú tăng cường, 2 giờ bú một lần sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị vì bilirubin sẽ được loại bỏ nhanh qua phân. Bé bị vàng da thường muốn ngủ nhiều hơn, các mẹ nên đánh thức bé ít nhất 3 tiếng để bé bú.
Tham khảo thêm bài viết: Vàng da ở trẻ sơ sinh có đáng lo không?
5. Chăm sóc hàng ngày cho bé
Cách bồng bé
Bế trẻ sơ sinh
Hầu như ba mẹ luôn cẩn thận và nhẹ nhàng khi bồng bé nhưng ba mẹ cũng luôn nhớ bé cũng khá rắn rỏi nên hãy tự tin bồng bé.
Điều quan trọng nhất là lưu ý đầu bé nặng. Cơ cổ còn yếu nên chưa đỡ được đầu, cơ cổ sẽ cứng cáp vào 4 tuần tuổi nên ba mẹ phải luôn đỡ đầu khi bế bé lên.
- Cách nâng bé: Dùng một tay để dưới đầu và lưng, tay kia để dưới mông bé hoặc nâng bé bằng cả cánh tay, đầu và cổ sẽ trên cánh tay, một tay vẫn đợ mông bé.
- Bồng bé: Nâng bé và đặt bé tựa lên vai, một tay vẫn giữ mông và tay kia giữ đầu bé hoặc bồng bé nằm trên cánh tay. Bé thường thích được bồng kiểu thứ hai vì bé có thể nhìn thấy mặt bạn.
- Đặt bé xuống: ba mẹ vẫn luôn giữ đầu bé và đặt xuống nhẹ nhàng.
- Phản xạ giật mình: nếu bạn bồng bé lên hay đặt bé xuống đột ngột, bé có thể giật mình, bé có thể hất chân tay ra và có thể khóc, đó là phản xạ tự nhiên. Nếu bé hoảng hồn, mẹ có thể nhẹ nhàng giải thích mẹ đang bồng hay đặt xuống để bé an tâm khi biết bạn ở cạnh.
Tham khảo thêm bài viết : 05 Tư thế cho bé bú
Thay bỉm
Thay tã cho trẻ sơ sinh
Bạn chỉ nên thay bỉm bé khi thấy bỉm nặng nước tiểu, bé đã ị hay bị tràn, hãy luôn nhớ việc bảo vệ môi trường bạn nhé! Luôn chuẩn bị sẵn bỉm, khăn lau, kem hăm trong tầm tay bạn. Bạn luôn ở cạnh bé và nếu bạn thay bé trên giường có độ cao nhất định, phải luôn để một tay trên người giữ bé khi với lấy đồ gì.
- Bé trai thường tè ngay khi bạn lấy bỉm ra vì nên bạn cần chuẩn bị sẵn khăn lau và giữ bỉm phía trên dương vật bé trước khi bạn rút bỉm hoàn toàn ra.
- Lau sạch phần mông và bên dưới của bé
- Nếu mẹ dùng tã vải nên bôi ít kem. Còn nếu là bỉm dùng một lần thì bạn chỉ dùng kem khi thấy phần dưới của bé khô và có triệu chứng hăm.
- Khi thay bỉm cho bé gái, bạn nhớ lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo bé. Bạn không cần chùi bên trong âm đạo của bé gái hay bên dưới bao quy đầu của bé trai. Bạn chỉ chùi những phần dễ vệ sinh, nếu bé bẩn quá, bạn có thể cho bé rửa bằng nước ấm.
- Lau khô phần dưới của bé trước khi mặc bỉm mới.
Tham khảo bài viết: 04 bước thay tã cho trẻ sơ sinh ai cũng có thể làm được
Thay đồ cho Trẻ Sơ Sinh Mới Chào Đời
Thay quần áo cho trẻ sơ sinh
Áo quần đơn giản cho bé sơ sinh thường chỉ cần áo hay body suit.
- Áo: mẹ mở rộng cổ và nâng đầu bé lên nhẹ nhàng trên cổ áo đã mở và nhấc phần trước của áo qua mặt bé. Từng ống tay cũng mở thật rộng để giữ tay bé đưa qua. Kéo áo xuống.
- Body suits: Mở các nút bấm sẵn và đặt bé trên body suit. Đặt chân bé vào sau đó đưa tay vào ống tay áo và gài nút bấm.
Giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh
Trong tuần đầu tiên, mẹ đừng quá stress vì việc tắm cho bé. Bé sơ sinh không giống như người lớn hay bé lớn hơn, không nhanh bẩn vì vậy chỉ cần vài lần tắm cũng đủ giữ vệ sinh cho bé.
Đặc biệt trẻ sơ sinh không thích ở trần vì vậy bạn chỉ cần tắm bé khi cần thiết. Chỉ cần rửa tay, mặt và phần dưới là đủ, bạn chỉ cần: một chén nước, bông gòn, hay vải mềm và khăn tắm. Bạn không cần xà phòng để tắm bé, nếu bạn muốn dùng thì phải dùng loại dành riêng cho bé. Rửa mặt bé trước, rồi tay chân và phần dưới. Những phần khó rửa như bên trong mũi, bên trong bộ phận sinh dục thường sẽ tự sạch.
Khi tắm xong bạn chú ý lau kỹ nhất là những phần da gập , dưới cổ, hay phần mang bỉm để tránh bị hăm.
Các câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh
-
nổi mụn, vậy có bình thường không?
Đó là điều bình thường, rất nhiều bé sơ sinh bị mụn sữa ( những đốm trắng vô hại), nó có thể xuất hiện và tự biến mất trong vài tuần đầu tiên. Vệ sinh mặt bé như bình thường đặc biệt không được nặn mụn. Có loại ban (erythema toxicum) có màu vàng ở tâm và vòng đỏ xung quanh rất phổ biến nhưng cũng không cần chữa trị đặc biệt.
-
bị gỉ mắt có nghiêm trọng không?
Mắt dính ghèn rất phổ biến và thường do tiếp xúc với vi khuẩn ở âm đạo của mẹ trong quá trình sinh con. Có thể dùng bông gòn thấm nước đã đun sôi rửa sạch. Thường bé sẽ tự hết trong vài ngày mà không cần chữa trị đặc biệt, nếu bạn cảm thấy lo lắng về mắt, nên cho con đi khám để phòng trường hợp viêm nhiễm.
-
Bé thường hắt xì hơi. Có phải bé bị cảm lạnh không?
Bé chưa biết thở bằng miệng nên nếu bé có chất nhầy trong mũi bé sẽ hắt xì hơi khi thở. Nếu bé không có gì khác lạ, thì bạn cứ yên tâm. Nếu bé không ăn được hay khó thở, bạn hãy cho con đi gặp bác sĩ.
-
Làm thế nào biết con đủ ấm?
Làm sao biết trẻ sơ sinh đã đủ ấm chưa
Những tuần đầu tiên, bé không điều khiển được thân nhiệt của mình, bé lại nhỏ và ít vận động nên bé sẽ dễ bị cảm lạnh. Bạn nên mặc cho bé như mặc cho mình khi mình ngồi im (không có vận động). Điều rất quan trọng không được quấn bé quá kỹ, không nên dùng quá nhiều chăn đắp bé. Nếu bạn không chắc bé đủ ấm chưa, hãy sờ vào đằng sau cổ bé, bạn cảm thấy ấm dễ chịu chứ không phải nóng. Bạn đừng lo lắng khi tay và chân của bé xuất hiện màu xanh và sờ thấy lạnh. Điều này là do lưu thông ở bé chưa trưởng thành chứ không phải là do bé đang lạnh.
-
Bé có vẻ bất ổn. Có phải là do sinh khó không?
Ngay cả trường hợp sinh thường, sau hàng giờ lâm bồn cùng mẹ, rồi nếu sinh thường, đầu bé cũng bị bóp méo khi qua âm đạo, chưa kể trường hợp bị phải dùng kẹp gắp hay hút để đưa ra vì vậy bé có thể bị bất ổn sau đó. Đa số trường hợp, các bé sẽ tự hết. Tuy nhiên có số ít trường hợp bé khó bình tĩnh và hợp tác bú, mẹ có thể gặp bác sĩ để khám giải quyết những vấn đề stress khi sinh của bé.
-
Bé khóc hoài, đặc biệt vào ban đêm có bình thường không?
Có, hầu như mẹ nào cũng sẽ một lần cảm thấy dễ buồn và muốn khóc trong giai đoạn đầu. Cơ thể mẹ đang làm quen với việc chấm dứt việc mang bầu và giai đoạn bỉm sữa bắt đầu, hormones mang bầu giảm đột ngột và thay bằng hormones sản xuất sữa – đó là nguyên nhân làm mẹ cảm thấy “yếu đuối” thường xảy ra ngày 3 hay 4 sau khi sinh. Đó là hiện tượng “baby blues” – sau niềm hạnh phúc và xúc động khi gặp con, mẹ sẽ bị sốc bởi việc chăm sóc con ngày và đêm trong khi cơ thể mình đang cần hồi phục sau khi sinh.
Hầu hết các mẹ sẽ tự vượt qua giai đoạn này, các mẹ nên chia sẻ với chồng và gia đình để có sự đồng cảm và hỗ trợ. Nếu hiện tượng này kéo dài, có thể các mẹ bị trầm cảm sau khi sinh- mẹ cần đi gặp bác sĩ.
Tham khảo bài viết: Cách dỗ trẻ khóc đêm khi đang ngủ
-
Thời tiết trở lạnh, nếu cho con ra ngoài con có bị cảm lạnh không?
Giữ ấm trẻ sơ sinh khi thời tiết lạnh
Mẹ đừng lo lắng quá, bé không bị cảm lạnh bởi thời tiết quá lạnh. Nhưng mẹ cần mặc đủ ấm và nhất là đội mũ cho bé vì bé nhỏ bị mất nhiệt rất nhanh. Mẹ nên để ý cho mua áo quần cho bé để bé có thể mặc nhiều lớp giúp việc mặc thêm hay cởi bỏ dễ dàng khi cần thiết.
-
Mẹ sinh mổ có nằm im để tránh rách vết mổ không?
Không nên, mặc dù di chuyển rất khó khăn với mẹ, nhiều mẹ còn cảm thấy không cầm nổi ly nước. Nhưng các bác sĩ khuyến khích mẹ sớm ra khỏi giường để thúc đẩy việc hồi phục cho mẹ.
Nếu mẹ quá đau vì vết mổ, mẹ có thể dùng acetaminophen hay ibuprofen (an toàn cho mẹ, sữa mẹ và bé). Những giờ/ngày đầu với mẹ sinh mổ. Mẹ cần có sự giúp đỡ của người thân để chăm sóc bé và bản thân. Mẹ có thể tham khảo cách cho con bú theo kiểu “cầm bóng” (ảnh football hold) để tránh cho con nằm trên bụng mình.
-
Ngực mẹ bị căng tức và đau, mẹ phải làm gì?
Căng sữa sau sinh là hiện tượng khi sữa chuyển tiếp về, khoảng ngày 3 đến ngày 4 sau sinh. Khi bị cương sữa sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy căng ở phần phần ngực, có thể bị sưng, đau. Nếu những ngày sau sinh mà mẹ cho con bú hoặc vắt tay để lấy sữa non ra. Thì căng sữa sau sinh sẽ không làm mẹ quá khó chịu.
Trong trường hợp xấu hơn. Mẹ có thể sẽ gặp các hiện tượng như: ngực cứng như đá. Con không bú được, sưng, có thể gây sốt, hút sữa không ra. Mẹ có thể dùng chườm lạnh (mẹo có thể dùng vài bắp cải để trong tủ lạnh và lót trong áo ngực để giảm căng tức), mẹ co thể tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng ngực.
Để phòng ngừa cương sữa sau sinh. Cách đơn giản nhất là cho con bú hiệu quả ngay từ sau khi con chào đời. Nếu con chưa bú tốt mẹ nên vắt sữa non bằng tay. Hầu hết các loại máy hút sữa đều chưa hiệu quả để hút sữa non. Trừ các máy hút sữa chuyên dụng dùng cho bệnh viện như Medela Symphony.
Tham khảo bài viết: Toàn tập về căng tức ngực, căng tức sữa sau sinh
-
Vì sao sau khi sinh con bị giảm cân?
Đây là một hiện tượng bình thường sau khi sinh. Giai đoạn giảm cân sinh lý váy thường sau khi sinh thường từ 5% -10% trong vòng 5 – 7 ngày đầu. Sau khi sinh do chất lượng dư thừa từ cơ thể bé bị loại bỏ sau khi sinh. Khoảng 14-19 ngày, bé sẽ lại trọng lượng như cũ.
Tham khảo bài viết: Hiểu đúng về chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh
- bị nổi mụn nước trên môi, mẹ phải làm sao?
Mụn nước như phồng rộp trên môi bên nguyên nhân do việc cọ môi bé vào ngực mẹ trong khi bú. thời gian đầu mụn nước sẽ tự hết và rồi có thể bị lại trong vài tuần đầu nên các mẹ đừng lo lắng.
-
Con bị trớ có bình thường không?
Việc trớ sữa là bình thường. Nhiều khi con trớ có vẻ nhiều nhưng thường điều đó sẽ không ảnh hưởng đến dinh dưỡng của con. Con sẽ tiếp tục tăng cân. Nếu hiện tượng trớ sữa trở thành nôn thành vòi thì mẹ nên cho gặp bác sĩ, vì có thể con bị trào ngược sinh lý. Nếu trong tuần đầu, con nôn có màu vàng hoặc xanh, mẹ cho con đi gặp bác sĩ ngay.
-
Đầu ti mẹ bị nứt mẹ phải làm gì?
Mẹ kiểm tra khớp ngậm bú của bé xem đã đúng chưa vì đây là nguyên nhân chính gây nứt đầu ti. Sau khi cho con bú, mẹ có thể bôi một lượng nhỏ kem cho đầu ti, thường là lanolin hoặc dầu calendula. Nếu mẹ quá đau nhức có thể dùng acetaminophen 4-6 tiếng một lần hay ibuprofen 6-8 tiếng một lần. Hãy để ngực thoáng khô sau khi cho con bú. Kiểm tra áo ngực không chật. Mẹ có thể dùng núm trợ ti trong thời gian cho ngực hồi phục.
-
Làm thế nào để bé ngủ an toàn?
An toàn cho trẻ sơ sinh khi ngủ
Để tránh nguy cơ đột tử không lý do ở trẻ sơ sinh – một nỗi lo lớn thường gặp ở ba mẹ. Có rất nhiều việc ba mẹ có thể làm để giảm nguy cơ này.
-
Không Nên
- Cho người hút thuốc ở gần hay chung phòng với bé
- Giữ bé không quá nóng, tránh chăn đắp. Cởi bỏ mũ, áo ấm… khi bé vào nha.
- Tránh ngủ quên cùng bé trên ghế sô pha, võng…
- Ở Việt Nam mẹ ngủ cùng con rất phổ biến để tiện việc cho con bú tuy nhiên. Mẹ nên có thể đặt cũi/giường riêng bé ngay cạnh mình hay có nôi mềm cạnh mẹ nhưng vẫn tách riêng bé.
- Tránh bỏ những đồ chơi mềm, thú nhồi bông ở chỗ ngủ của bé.
-
Nên
- Cho bé nằm ngửa.
- Cho con bú.
- Giữ bé ở chung phòng trong 6 tháng đầu.
- Nếu bé có những triệu chứng không khỏe, nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Tham khảo bài viết: SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
———————
Nguyễn Khánh Giang
Tư vấn sữa mẹ: 0901.233.633
Tài liệu tham khảo:
- “Để trở thành em bé thông minh” (Bác sĩ nhi Gary Ezzo và Robert Bucknam). Quyển sách đã được sử dụng bởi 1 triệu ba mẹ.
- “Mình đã trở thành mẹ! Và phải làm sao nhỉ?” (Bác sĩ nhi Su Laurent và Peter Reader).
- Cẩm nang cho con bú (Bệnh viện MGH ấn hành).
Tham khảo:
_______________________
Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang | Nguyễn Ngọc Ưng
MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!
0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube