tre-quay-khoc-ve-dem-milena-12

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Thức Dậy Quấy Khóc Ban Đêm?

Hầu hết các trẻ sơ sinh đều thức dậy quấy khóc vào ban đêm. Và mặc dù một số trẻ có thể ngủ liên tục 10-12 giờ bắt đầu từ khoảng 3 – 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều thức dậy vào ban đêm và quấy khóc đòi cha mẹ. Có các lý do khoa học và một số giải thích về mặt phát triển và hành vi cho việc thức dậy ban đêm này của trẻ. Cùng tìm hiểu 10 lý do trẻ thức dậy vào ban đêm.

1. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh. TRẺ QUẤY KHÓC ĐÊM

Trẻ thức dậy vào ban đêm chủ yếu vì sóng não của trẻ thay đổi và thay đổi các chu kỳ giấc ngủ khi trẻ chuyển từ giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh) sang các giai đoạn khác của giấc ngủ không REM (ngủ sâu). Các mô hình sóng não khác nhau được tạo ra trong một thời gian nhất định xác định những chu kỳ giấc ngủ này hoặc “giai đoạn” của giấc ngủ. Khi trẻ sơ sinh chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác trong giấc ngủ, trẻ cần chuyển đổi. Trong quá trình chuyển đổi đó, nhiều trẻ sẽ thức giấc.

Đôi khi trẻ khóc quấy ban đêm. Đôi khi trẻ thức dậy vì đói. Trẻ em (và người lớn) bình thường thức dậy 4-5 lần mỗi đêm trong những thời gian chuyển đổi này là bình thường. Tuy nhiên, hầu hết người lớn thức dậy và sau đó ngủ trở lại nhanh đến mức chúng ta hiếm khi nhớ đến việc thức dậy ban đêm. Vào 4 tháng tuổi, nhiều bậc cha mẹ để ý đến việc con thức dậy ban đêm sau một chu kì ngủ sâu đầu tiên. Điều này là bình thường, và thường là do sự phát triển của giấc ngủ sóng delta (giấc ngủ sâu).

Bí quyết cho cha mẹ là ít dỗ khi con thức dậy ban đêm hơn dần mỗi tháng trong giai đoạn sau sinh. Chúng ta muốn giúp trẻ tự nín khóc tốt hơn và độc lập hơn (không cần sự giúp đỡ của người lớn) khi thức dậy ban đêm để con có thể ngủ suốt đêm sau này.

Chu-ki-ngu-cua-tre-so-sinh-Milena

Chu kì giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác với người lớn khiến con hay thức dậy quấy khóc ban đêm

2. Sóng não của trẻ sơ sinh. TRẺ QUẤY KHÓC ĐÊM

Phần lớn các trẻ thực sự có khả năng ngủ liên tục hơn 6 giờ lúc trẻ khoảng 6 tháng tuổi sau sinh. Sóng não của trẻ lúc 6 tháng tuổi trở lên giống với mô hình của người lớn”. Không có nghĩa là những đứa trẻ thức giấc suốt đêm là có sóng não bất thường.  Nhưng nó có nghĩa là trẻ đang có những bước phát triển sau sinh, trẻ ngày càng trưởng thành hơn khi ngủ.

Giấc ngủ ở trẻ mới sinh và trẻ nhũ nhi sẽ rất khác so với các trẻ lớn hơn. Nhưng đến 6 tháng tuổi, mô hình sóng não của trẻ sẽ trông giống như một người 18 tuổi. Có nghĩa là khi một số trẻ thức dậy ban đêm trong quá trình chuyển đổi, trẻ có thể quấy khóc đòi bố mẹ và không giống như một người 18 tuổi!

3. Định nghĩa “Trẻ ngủ tốt” và “trẻ ngủ không tốt” sao cho đúng?

Một số trẻ sơ sinh đơn giản là một người ngủ tốt ngay từ đầu. Có những trẻ ngủ tốt và có những trẻ ngủ không tốt. Một phần trong số đó là tốt bẩm sinh. Nhưng cũng có những trẻ ngủ tốt nhưng lại có những thói quen ngủ không tốt. Nhiệm vụ của cha mẹ là cố gắng hết sức để tạo ra những thói quen ngủ tốt cho trẻ. Hầu hết điều này phải được thực hiện với sự nhất quán từ đêm đầu đến những đêm tiếp theo.

Một số trẻ tạo những liên kết thói quen như là luôn bú để ngủ, luôn được đung đưa để ngủ, hoặc luôn được bế để ngủ. Sau đó, khi trẻ thức dậy vào ban đêm, trẻ có thể quấy khóc để đòi những sự liên kết đó (bình sữa, bú, hoặc lắc lư) để ngủ lại. Các sự liên kết này có thể làm những trẻ ngủ tốt trở thành những trẻ ngủ không tốt bởi vì thói quen không tốt này.

tre-quay-khoc-ve-dem-milena-13

Hầu hết các trẻ sơ sinh đều quấy khóc về đêm

4. Khóc là một phần của trẻ sơ sinh. TRẺ QUẤY KHÓC ĐÊM

Có những cuộc tranh luận và đối thoại xuyên quốc gia giữa các cha mẹ, các nhà tâm lý học, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia tư vấn cho con bú và các nhà khoa học về việc cho trẻ khóc hay không cho trẻ khóc. Nếu bạn lo lắng rằng việc để con khóc ra sẽ làm hại con, hãy cố gắng thư giãn. Đôi khi con khóc không phải là không tốt cho trẻ.

Chưa có bằng chứng về việc để trẻ khóc vào ban đêm sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên nên cho trẻ học dần cách tự nín khóc hoặc cho bé khóc khi bé đã có kỹ năng tự làm dịu / tự nín khóc.Như (lật, mút ngón tay hoặc bàn tay và vận động nhiều hơn) bắt đầu từ khoảng 4-6 tháng tuổi. Tuy nhiên giai đoạn trước 4 tháng tuổi, cha mẹ không nên để con khóc quá nhiều. Có thể có một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe về thể chất cũng như tâm sinh lý của trẻ.

5. Vai trò của cha mẹ vào ban đêm khi trẻ sơ sinh quấy khóc

Các nghiên cứu đã đánh giá cha mẹ có thể thay đổi giấc ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào. Những rối loạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi số lần cha mẹ dỗ trẻ vào ban đêm. Cha mẹ càng ở lại trong phòng cho đến khi bé ngủ (nếu bé ngủ phòng riêng).

Cha mẹ càng đợi trẻ ngủ sau đó mới chuyển trẻ vào nôi. Và càng dỗ bé vào ban đêm nhiều thì bé càng có nhiều khả năng khó ngủ về đêm. Hầu hết mọi người đều nghĩ đến vai trò của mẹ là chăm sóc cho giấc ngủ của con. Có trách nhiệm khi con thức giấc, quấy khóc ban đêm. Nhưng khi người cha tham gia vào cùng để hỗ trợ mẹ, trẻ sẽ ít thức giấc ban đêm hơn. Hãy thay phiên nhau cùng làm việc này.

6. Sự phát triển của trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến giấc ngủ

Các mốc phát triển cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sau 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh có một giấc ngủ kéo dài và sau đó thức dậy sau mỗi vài giờ vì thay đổi chu kỳ giấc ngủ. Đôi khi trẻ sẽ thức dậy và lăn qua và sau đó quấy khóc khi trẻ bị vướng hoặc di chuyển sang một chỗ mới. Ở mốc phát triển khi trẻ tập lật có thể làm trẻ thức dậy ban đêm.

Vào lúc 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đang khám phá thế giới, trẻ có thể đưa tất cả các loại đồ vật và mầm bệnh vào miệng. Và trẻ bị nhiễm trùng nhiều hơn. Trẻ cũng học cách ngồi khi 6 tháng tuổi và những cột mốc này thường làm trẻ thức ban đêm.

Vào lúc 9 tháng tuổi, trẻ học cách tự nhấc mình lên trong nôi và đứng lên. Đừng ngạc nhiên nếu trẻ thức dậy ban đêm nhiều hơn. Hầu hết các bậc phụ huynh đều ngạc nhiên khi thấy trẻ 9 tháng tuổi thức dậy vào giữa đêm. Đứng lên như thể sẵn sàng để chơi nhạc rock and roll.

7. Mọc răng làm trẻ thức dậy vào bao đêm

Việc trẻ mọc răng làm trẻ thức dậy vào ban đêm và làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ là bình thường. Mọc răng thường bắt đầu khi trẻ khoảng 6 tháng. Thuốc Acetaminophen là loại thuốc mà cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ dùng khi trẻ mọc răng.

tre-moc-rang-milena

Mọc răng là một nguyên nhân khiến trẻ thức dậy quấy khóc vào ban đêm

8. Thay đổi hành vi làm trẻ sơ sinh thức giấc ban đêm

Nhiều trẻ sơ sinh sẽ thức dậy ban đêm thường xuyên hơn khi khoảng 6 hoặc 9 tháng tuổi do cảm nhận về sự độc lập và tự nhận thức. Lúc 6 tháng tuổi, các cha mẹ thường kể trẻ thức dậy vào giữa đêm và bắt đầu nói chuyện, bằng “ngôn ngữ” của con.

Không cần phải dỗ con nếu con không quấy khóc! Khi xuất hiện sự lo lắng về sự tách biệt lúc khoảng 9 tháng tuổi, trẻ sẽ thường xuyên thay đổi mô hình giấc ngủ của mình. Thông thường trong những lần trẻ thay đổi hành vi. Trẻ sẽ thức dậy và hét lên khi trẻ nhận ra cha mẹ không ở bên cạnh mình.

9. Nhiễm trùng cũng là nguyên nhân khiến con quấy khóc ban đêm

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị nhiễm trùng nặng sau 6 tháng tuổi. Điều này có nguyên nhân chủ yếu bởi vì khi trẻ 6 tháng tuổi, trẻ có khả năng cho nhiều đồ vật (kể cả bàn tay của mình) vào miệng của mình. Và việc trẻ tiếp xúc với các mầm bệnh tăng lên đáng kể.

Nhiều trẻ bị cảm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ thức dậy ban đêm do tắc nghẽn hoặc ho. Sốt, nôn và tiêu chảy sẽ đánh thức trẻ sơ sinh vào ban đêm. Hãy đợi và hỗ trợ trẻ. Việc cho trẻ ngủ theo lịch thường có thể trở lại bình thường. Trong vòng một vài tuần sau khi bệnh bắt đầu đặc biệt nếu cha mẹ có thể theo dõi thói quen ngủ tốt.

10. Loại bỏ Núm vú / Bình sữa giúp trẻ ngủ ngon hơn

Nhiều trẻ sơ sinh được tập cho buồn ngủ (hoặc ngủ lại) trong khi bú một thứ gì đó. Điều này bắt đầu ngay sau khi sinh khi trẻ sơ sinh ngay lập tức ngủ khi bú mẹ hoặc bú bình. Nhiều trẻ sơ sinh sử dụng núm vú giả sẽ thức dậy từ 6-12 tháng tuổi khi núm vú giả rơi ra ngoài.

Giải pháp đơn giản nhất là loại bỏ tất cả các thứ trên! Nhưng hãy nhớ rằng, những thói quen lâu ngày sẽ khó thay đổi. Nếu trẻ đã học cách ngủ khi bú và đã thực trong hơn 6 tháng, có thể mất một thời gian khá dài để trẻ bỏ được thói quen này…

Bài Viết Tham khảo :

________________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh!

0901.233.633| Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here