tru-sua-me-khi-di-lam-1

13 Điều Cần Biết Về Bảo Quản Sữa Mẹ Khi Đi Làm

Việc dùng máy hút sữa mỗi ngày đã là rất gian nan, nhưng việc trữ sữa mẹ, trữ những giọt vàng này cũng không kém phần quan trọng. Với những kiến thức về bảo quản sữa mẹ đúng đắn, mẹ sẽ không phải rơi nước mắt khi phải đổ đi một bình sữa mẹ hoặc nhìn thấy sữa mẹ quý giá của mình bị lãng phí.

Khi con tôi chào đời, tôi đã không bị rối bởi quá nhiều việc.

Tôi cố gắng không quá lo lắng để có thể lựa chọn những điều tốt nhất cho con. Nhưng việc trữ sữa mẹ của tôi thì? Tôi đã rối khi làm theo mọi hướng dẫn mà tôi đọc được. Suy nghĩ việc con bú sữa mẹ không được bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng đến con làm cho tôi mệt mỏi, và tôi thực sự không thể rời mắt khỏi đồng hồ mỗi khi một bình sữa được lấy ra từ tủ lạnh.

Tôi vẫn cho con bú sữa mẹ trực tiếp, nhưng tôi quyết tâm có một kho sữa mẹ cho con. (Và tôi có thể lấy ra cho con bú khi tôi cần đi đâu đó với bạn bè hay làm một việc gì đó cho riêng mình.) Cho dù bạn đang hút sữa mẹ để phòng khi cần hoặc bạn là mẹ đi làm việc trở lại sau sinh hút sữa để cho con bú ở nhà, thì đây là 13 điều mẹ cần biết để lưu trữ, bảo quản sữa mẹ, đảm bảo sữa luôn ở điều kiện tốt nhất.

1. Dán nhãn và ghi ngày tháng

Do sữa mẹ chỉ có thể được lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định sau khi vắt ra, nên bạn cần phải ghi ngày tháng lên tất cả các túi trữ sữa mẹ. Hầu hết các túi trữ sữa mẹ đều có một phần trống để bạn có thể ghi vào. Nếu con bạn đi nhà trẻ, hãy ghi thêm tên của bạn vào.

Dán nhãn và ghi ngày tháng là biện pháp cần thiết để trữ/ bảo quản sữa mẹ an toàn

2. Sử dụng dụng cụ trữ sữa phù hợp

Bạn nên bảo quản sữa mẹ trong các dụng cụ bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng, túi trữ sữa không có BPA và có nắp đậy. Nếu bạn sử dụng túi trữ sữa, hãy dùng túi trữ sữa chuyên dụng, không nên dùng các loại bình dùng một lần hoặc túi nhựa gia dụng. Để bảo quản sữa mẹ hút ra tốt hơn, bạn có thể bỏ túi trữ sữa mẹ vào hộp nhựa lớn để giảm khả năng rách, va chạm.

Dùng túi trữ sữa/ bình sữa chuyên dùng cho sữa mẹ để trữ sữa mẹ

3. Không đổ quá đầy sữa vào túi/ bình

Nếu bạn đang hút được rất nhiều sữa, bạn thường muốn đổ thật đầy sữa vào trong mỗi túi trữ sữa, nhưng hãy luôn nhớ không đổ quá đầy. Medela, một công ty chuyên cung cấp các thiết bị về sữa mẹ, đăng trên trang web của họ rằng các chất lỏng như sữa mẹ có thể nở ra khi đông lạnh, và nếu không đổ quá đầy, sữa trong bình/ túi trữ sữa có thể tràn ra.

Không đổ quá đầy sữa để bảo quản sữa mẹ tốt hơn

4. Sữa được bảo quản tốt ở nhiệt độ phòng trong 3 đến 6 giờ

Sữa mẹ sau khi hút ra nên được bảo quản ngay trong tủ lạnh hoặc túi giữ nhiệt với một cục đá khô bên trong càng sớm càng tốt, nhưng không phải lúc nào mẹ cũng làm được điều này. Nếu bạn để sữa vừa hút ra ở nhiệt độ phòng, sữa vẫn tốt trong 3-4 giờ. Ở điều kiện văn phòng mát mẻ và sữa mẹ được bảo quản đúng cách, chất lượng sữa vẫn đảm bảo trong khoảng 6 giờ nhưng tốt nhất thì dưới 3 giờ.

Ở nhiệt độ phòng nên bảo quản sữa mẹ tối đa 4 tiếng để đảm bảo chất lượng

5. Bản quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

Khi mẹ giữ sữa thật sạch sẽ, sau đó cho sữa vào tủ lạnh, thì sữa mẹ này có thể dùng được trong vòng từ 3 – 5 ngày, miễn là sữa phải sạch sẽ và tủ lạnh cũng phải sạch sẽ. Tuy nhiên thời gian sử dụng tốt nhất là dưới 3 ngày.

Nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh dưới 3 ngày để đảm bảo chất lượng

6. Bảo quản/ Lưu trữ sữa mẹ trong tủ đông đá

Bạn rất may mắn nếu bạn đang có một kho sữa mẹ (hoặc có sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ không được sử dụng trong vòng ba đến năm ngày tới). Sữa mẹ có thể được lưu trữ trong tủ đông đá là từ 3 đến 6 tháng. Nếu bạn có một tủ đá chuyên dụng, bạn có thể bảo quản sữa đến tối đa 12 tháng. Tuy nhiên tối ưu là dưới 6 tháng.

Nên bảo quản sữa mẹ trong tủ đông dưới 3 ngày để đảm bảo chất lượng

7. Sữa mẹ có thể tách lớp khi bảo quản

Đừng lo lắng nếu bạn thấy sữa mẹ bị tách lớp ra. Kem trong sữa sẽ nổi lên trên cùng trong quá trình bảo quản và bạn chỉ cần lắc nhẹ sữa khi hâm nóng để sữa trộn đều với nhau. (Đừng lắc mạnh nhé!)

Sữa mẹ tách lớp khi bảo quản lý bình thường

8. Không để sữa ở cửa tủ lạnh hoặc tủ đông đá

Không chỉ là sữa có thể bị rơi ra ngoài, mà ở các vị trí này nhiệt độ thường không đủ lạnh. Lansinoh, một công ty cung cấp sữa mẹ, đề nghị để sữa mẹ ở giữa tủ lạnh hoặc tủ đông để có nhiệt độ phù hợp và ít có nguy cơ bị rã đông.

Bảo quản sữa mẹ ở giữa tủ lạnh/ tủ đông để nhiệt độ đảm bảo nhất

9. Bạn có thể thêm sữa mẹ mới hút vào sữa đã lưu trữ trước đây

Bạn có thể thêm sữa mẹ từ các lần hút khác nhau vào một bình hoặc túi trữ sữa, nhưng hãy làm lạnh sữa thêm vào trước khi trộn với sữa cũ. Thêm sữa ấm vào sữa lạnh hoặc đông lạnh có thể làm rã đông sữa mẹ.

Để bảo quản sữa tốt, phải làm lạnh sữa mới trước khi trộn vào sữa cũ

10. Trữ lượng sữa phù hợp với nhu cầu của bé

Medela gợi ý rằng khi bạn hút sữa, hãy cố gắng cất giữ từ 60 đến 150ml trong mỗi bình. Tùy thuộc vào khả năng bú của bé mỗi cữ, bạn có thể điều chỉnh. Việc này chắc chắn sẽ dễ dàng hơn việc chỉ rã đông một phần sữa nhỏ trong túi chứa quá nhiều sữa và đỡ lãng phí sữa không dùng hết.

Trữ sữa mẹ trong túi/ bình một lượng phù hợp với khả năng con bú một cữ

11. Nếu lưu trữ quá lâu, sữa có thể mất Vitamin C

Sữa mẹ càng lưu trữ lâu, càng mất nhiều vitamin C. Hãy chắc chắn sử dụng sữa cũ nhất trong kho của bạn trước để không có túi sữa mẹ nào bị lưu trữ quá lâu hơn mức cần thiết.

Sữa mẹ càng trữ lâu càng mất Vitamin C

12. Bỏ sữa thừa sau khi cho con bú trong vòng 1 đến 2 giờ

Một lý do khác để trữ một lượng sữa vừa phải trong mỗi túi? Bạn phải bỏ tất cả sữa còn lại sau khi cho con bú trong vòng 1 đến 2 giờ. Bạn có thể làm lạnh sữa trong một thời gian ngắn, nhưng khi quá 1 giờ, phải bỏ sữa còn lại đi.

Sữa sau khi hâm chỉ dùng được từ 1 – 2 giờ

13. Không làm đông lại sữa đã rã đông

Không làm đông lại các sữa đã rã đông. Chỉ nên dùng sữa rã đông trong vòng 24 giờ. Sau thời gian này nên bỏ sữa đi.

Để bảo quản sữa mẹ tốt, không làm đông lại sữa đã rã đông

Trữ sữa mẹ khi đi làm như thế nào?

Mẹ cần phải sắp xếp một chút, nhưng khi đã trở thành thói quen, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mẹ vẫn áp dụng các biện pháp trên.

  • Vắt sữa mẹ và bảo quản trong các bình nhựa hoặc túi nilon chuyên dụng để trữ sữa.
  • Dán nhãn và ghi ngày tháng vào các bình và túi trữ sữa, sử dụng những chai và túi sữa lâu nhất trước. Không đổ đầy sữa vào túi để sữa có thể nở ra khi trữ đông.
  • Cất túi sữa mới hút, đã nhãn ghi rõ ràng, vào phía trong cùng tủ lạnh trong văn phòng làm việc. Mang sữa về nhà trong túi giữ nhiệt với đá khô lạnh bên trong. Sữa mới hút để ở nhiệt độ phòng (không quá 25 độ C) sử dụng tốt nhất trong vòng 3 giờ.
  • Nếu bạn làm lạnh sữa hút được vào thứ Hai, người thân ở nhà có thể cho con bú vào thứ Ba, và cứ như vậy cho những ngày còn lại trong tuần. Bạn có thể mang sữa hút vào thứ Sáu về nhà, trữ trong tủ lạnh để sử dụng vào thứ Hai.
  • Không hâm nóng sữa bằng lò vi sóng. Hãy nhờ người thân ở nhà hâm nóng sữa trong một bát nước ấm khoảng 40 độ C, và lắc nhẹ nhàng trước khi cho em bé bú.

Chúc trải nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ là những giây phút hạnh phúc nhất của mẹ và con!

Tham khảo thêm các bài viết:

Mẹ đã tự tin hơn trong việc trữ sữa mẹ, bảo quản sữa mẹ cho con chưa, đặc biệt là khi mẹ đi làm và hút sữa nơi công sở.

Áp dụng các nguyên tắc trên sẽ đảm bảo sữa mẹ, những giọt vàng của mẹ luôn có chất lượng tốt nhất, bổ dưỡng nhất cho con yêu của mình.

_______________

Nguyễn Thanh Mai | Nguyễn Khánh Giang Nguyễn Ngọc Ưng

MILENA – Nuôi con bằng sữa mẹ nhàn tênh

0901.233.633 | Messenger | support@milena.vn | Youtube

Share this post

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
avatar
newest oldest most voted
DOAN NGUYEN
Guest

Cảm ơn admin.Bài viết này rất hữu ích đối với tôi.Chúc ad ngày càng phát triển

Diệu Vương
Guest

Chào anh. Những dụng cụ bảo quản sửa này mua ở đâu tại Sài Gòn vậy?

Kim Anh
Guest

Mình hay làm đông sữa chưa uống hết, có bị sao ko ạ?

Quỳnh Như
Guest
Quỳnh Như

Cảm ơn ad, trường hợp sữa bi thiếu vitamin C thì mình nên làm gì?

Xuân Bách
Guest

Chào anh, mình hay đi công tác. Không biết bỏ vào túi ủ có được không anh. Sợ sau khi để lâu sữa sẽ bị chua

trung nhân
Guest
trung nhân

Cảm ơn. Để chia sẻ về cho bà xã đọc.

Thu
Guest
Thu

trữ như vậy có bị mất chất không ad?

Lê Thị Ba
Guest

sữa mẹ để tủ lạnh có tốt không ad ?

Nguyên
Guest
Nguyên

Nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu để bảo quản sữa tốt nhất vậy bạn

Nguyên
Guest
Nguyên

Nhiệt độ bao nhiêu để bảo quản sữa tốt nhất vậy bạn

Khoa Phạm
Guest

Cảm ơn bài viết ạ

Phạm Thị Thu An
Guest
Phạm Thị Thu An

Chào ad, có cách nào nhận biết sữa trữ đông bị hư hay không?

Call Now Button
Paste your AdWords Remarketing code here